Friday, July 13, 2012

Lời khước từ Năm Cam của trùm bảo kê mại dâm Lê Lam


Lời khước từ Năm Cam của trùm bảo kê mại dâm Lê LamKhông rõ

21/06/2012 16:31 

  (Zing) - Trận hỗn chiến, đốt trại tị nạn tại Hong Kong do Lê Lam cầm đầu đã gây chấn động mạnh với chính quyền địa phương sở tại. Sau vụ đó Lê Lam cùng đàn em bị bắt và hắn bị phạt 6 tháng tù, đưa ra một hòn đảo biệt giam.

  Tuy nhiên, con ngựa bất kham này vẫn chứng nào tật ấy, lại tiếp tục tổ chức vượt ngục, ăn cướp tàu thuyền tổ chức cho đàn em bỏ trốn. Trên hành trình phiêu bạt, hắn cùng đồng bọn bị bắt ở Nhật Bản. Tại đây, một lần nữa cái tên Lê Lam lại được lan truyền rộng rãi khi đã tổ chức gây nên trận huyết chiến đẫm máu tại trại “thu dụng Nhật Bản”.
  Hỗn chiến trại "thu dụng" Nhật Bản
  Lần vượt ngục, cướp tàu của Lê Lam và đàn em ở Hong Kong cũng được xem là một chiến tích lẫy lừng bổ sung vào bộ sưu tập giang hồ của một tên cướp lừng danh những năm 80, 90. Bởi không ai dám tin, với lực lượng canh gác hùng hậu của cảnh sát trên đảo, Lê Lam vẫn vượt mặt được khi bỏ trốn mà không bị phát hiện.
  Trên hành trình chạy trốn khỏi đảo Bò ở Hong Kong, cả nhóm Lê Lam dự trù cuộc hành trình khoảng 3 tháng thì đến Mỹ. Tuy nhiên, "tháng 7 nước nhảy qua bờ", bão tố dữ dội nên thuyền không đi được. Vì bão lớn, bọn hắn phải cho tàu cập bến vào cảng Thượng Hải ẩn náu. Sau khi rời Thượng Hải, băng cướp tiếp tục qua Nhật.
  Thời ấy, theo kinh nghiệm dân chài của Lê Lam, thì tất cả người đi biển thông thường đều có luật hàng hải, cho nên nếu gặp tai nạn sẽ có tàu đến cứu. Còn bọn hắn không có luật hàng hải nên cứ xem trong hải bàn, chỗ nào đến Nhật nhanh nhất thì xuôi tàu.
  Chạy 9 ngày, 9 đêm không bờ, không bến, nước không còn màu xanh nữa, mà do biển sâu nên nước biến thành màu đen. Mọi người trên tàu xuống tinh thần nghiêm trọng, đàn bà con gái khóc lóc thảm thiết vì sợ hãi. Chạy thêm một ngày một đêm nữa thì may mắn có máy bay ra bắt vào. Trên thuyền lúc đó đã có nhiều người gần chết.
                                
        
        
           Lê Lam thời trẻ từng một thời tung dọc khắp nơi, gây ra bao tội ác
      
  Vào trại tị nạn, Lê Lam và đồng bọn được Liên Hiệp Quốc chăm sóc, giúp đỡ tận tình. Sau 6 tháng, cảnh sát sở tại phát hiện ra hành tung của Lê Lam và những dấu vết để lại của một tên tội phạm khét tiếng đang ẩn náu tại trại tị nạn nên ráo riết truy bắt và đưa vào trại tị nạn Ômura.
  Hắn cùng đồng bọn lại chuyển sang trại khác, tiếng Việt gọi là “thu dụng” nhưng cảnh sát Nhật gọi đó là "hết dùng". Thức ăn ở nhà tù thật khủng khiếp đến ám ảnh, món nào cũng sống. Cá sống, thịt sống...Tù nhân vì đói mà phải biểu tình, đập cửa kính. Trong đó Lê Lam còn đánh liều tổ chức cho 15 đàn em tự đâm lủng bụng mình lòi cả ruột non, ruột vàng để phản đối. Hành động quá ngông cuồng này cũng khiến cảnh sát của trại tị nạn xuống nước và đồng ý chuyển sang cung cấp các món ăn khẩu vị Việt Nam.
  Khi đã đòi được yêu sách thành công, Lê Lam càng thể hiện bản tính hung hãn, nóng nảy như xưa, cộng với bản ngã của một đại ca nên hắn liên tục đánh nhau. Một lần hắn cho đàn em lăm lăm dao, đục, kiếm Nhật xông ra phòng tắm đánh nhau với băng giang hồ khác của người Hoa. Cuộc giao chiến thứ 2 với băng du đảng khác trong trại được xem là có quy mô lớn nhất từng xảy ra ở các trại tị nạn của Nhật Bản. Trận chiến này suýt chút nữa đã đánh dấu chấm hết cho cuộc đời của Lê Lam.
  Đó là kỷ niệm khó quên khi băng của Lê Lam gồm có mấy trăm tên, thủ sẵn đao, kiếm xông vào hỗn chiến với băng đảng khác do nhóm người Hoa cầm đầu. Cả ngàn người ở trại tị nạn nhốn nháo, náo loạn, bỏ chạy, số người khác liều mình đứng xem cuộc huyết chiến đẫm máu giữa hai phe nhóm. Ngay cả cảnh sát cũng không dám lao vào can thiệp vì sợ vạ lây. Thế nhưng, do tình thế, lực lượng yếu, lại dám đánh vỗ mặt vào đối thủ, nên chỉ sau hơn 1h đồng hồ, băng của Lê Lam đã bị đánh cho tan tác, bỏ chạy.
  Riêng Lê Lam bị một nhát kiếm Nhật chém ngang lưng. Chiều dài vết thương chỉ một gang tay nhưng bề sâu chiếm hết phần thịt. Lúc đó hắn không hề hay biết vẫn hung hăng, tiếp tục giao chiến, máu chảy ròng ròng sau lưng mà cứ ngỡ mồ hôi. Đến khi mất quá nhiều máu, hắn choáng váng ngã quỵ. May thay, cùng lúc đó, một băng đảng khác của người Việt Nam cũng có mặt tại đây lao vào hỗ trợ giao chiến. Nhờ đó mà hắn được đưa ra cấp cứu. Vết thương ngày đó bây giờ vẫn còn in dấu trên lưng.
  Sau một trận ẩu đả suýt  mất mạng, Lê Lam và đàn em bị biệt giam. Lê Lam lại đào một đường hầm xuyên lòng đất, với âm mưu trốn trại, nhưng bị phát hiện. Bị giam cầm một thời gian sau, cả nhóm được Liên Hợp Quốc bảo trợ chuyển cho Đại sứ quán Việt Nam. Lê Lam và đồng bọn được đưa lên máy bay về nước, chấm dứt hành trình lênh đênh trên biển, vào tù ra khám ở xứ người.
  Đến lời mời của ông trùm sòng bạc Năm Cam
  Trở về Việt Nam, sau đó cùng người vợ “giả cưới” về quê sinh sống, Lê Lam yêu cầu ngay người vợ phải đưa một cây vàng vào Sài Gòn ăn chơi. Những ngày ở Sài Gòn, ông trùm sòng bài Năm Cam thời bấy giờ mới nổi, đang giương cờ chiêu quân, cũng có nghe qua danh tiếng của Lê Lam nên đôi lần gặp nói chuyện. Vì thế, sau khi ăn chơi xả láng, ném tiền vào ma túy hết, hắn lại mò mẫm đến Năm Cam xin ít tiền ăn nhậu.
  Dĩ nhiên, thời ấy Năm Cam cũng chả tiếc mấy đồng bạc lẻ nên cho tiêu thoải mái. Mãi đến sau này, Năm Cam vời hắn lại và ngỏ ý: "Anh coi bộ chú em cũng có chút địa vị trong giới. Giờ anh đang gây dựng sự nghiệp, chú mày chưa tính ở đâu thì về quản hộ anh sòng bạc nằm trên quận Tân Bình. Làm việc với anh chú mày sẽ không bao giờ chịu thiệt".
  Lê Lam lấy cớ từ chối khéo: "Anh Hai cho em tiền nhậu thì em cảm ơn, chứ giờ em cũng không khoái lắm mấy cái sòng bạc. Em quen nhảy tàu, ăn cướp quen rồi". Biết bản tính Lê Lam qua đám đệ tử từng đồn thổi nên Năm Cam cũng không dám giữ lại.
  Ở Sài Gòn theo đám du côn mãi cũng chán, lại có lệnh triệu tập về địa phương quản thúc, Lê Lam khăn gói về quê. Nhưng lần trở về nhà này của hắn đã khiến người thân "sợ mất vía". Đối với vợ, mỗi khi hắn yêu cầu điều gì đó thì dĩ nhiên vợ không bao giờ dám từ chối. Mỗi lần thấy chồng đi nhậu về, là người vợ run rẩy, mặt không còn tí máu. Ngay như chính em gái của Lê Lam, may mắn lấy chồng định cư ở Mỹ, đôi lần trở về Việt Nam, mỗi khi nhìn thấy mặt ông anh ruột là “chạy mất dép”.
                                
        
        
           Suýt chút nữa, những năm tháng ngang dọc trong xã hội đen, Lê Lam đã phải nhận kết cục bi thảm như ông trùm sòng bạc Năm Cam
      
  Có lần, người em rể làm phật lòng chuyện chẳng đáng, thế mà hắn cầm cái đục đi cùng hai thằng đệ đến tận nhà hỏi tội. Lúc đó trong nhà em rể có 7 anh trai to cao lực lưỡng nhưng không cản được thói hung hãn, côn đồ của ông anh vợ. Một nhát đâm vào tay đứa cháu ruột của con em rể khiến hắn phải gặp lại còng số 8. Công an bắt lên huyện nhốt một đêm và phạt tiền.
  Vẫn không sợ, hắn tiếp tục dọa nạt em rể, tuyên bố sẽ trả thù tại sân bay Tân Sơn Nhất. Thế là mới về Việt Nam chưa đầy hai tuần, hai vợ chồng và mấy đứa con nửa đêm phải nhờ công an, bộ đội biên phòng bí mật thuê xe trốn ra sân bay Phú Bài đi tuyến Việt Nam- Sing- Thái, rồi về Mỹ.
                                
        
        
           Trên cơ thể của Lê Lam vẫn hằn in những hình xăm, lưu lại dấu vết của một thời ngang dọc
      
  Những vụ gây hấn trên chỉ là nhỏ so với tội ác mà hắn từng gây ra cho cha mẹ, vốn thực sự khiến nhiều người chứng kiến còn sởn cả da gà gọi Lê Lam là “đồ súc vật”. Ấy là chuyện gia đình hắn trồng được 3 cây bí ngô, khi cây lớn lên trổ được 13 quả. 13 quả bí ngô được xem như tài sản quý nhất của gia đình. Mỗi qủa bí to như cái thúng, nếu xả ra nấu cháo cũng phải ăn đến nửa tháng. Vậy mà trong lúc đi chơi chán về, mẹ chưa kịp nấu cơm, hắn nổi cơn ngang tàng lôi 13 quả bí ra sân bằm nát. Vì trước nhà là sân cát nên dù cố gắng mẹ cũng không sao hốt vụn bí lại được.
  Người cha nhìn thấy kêu trời kêu đất và chửi rủa. Sẵn cơn tức giận, hắn đấm cha gục xuống đất, mẹ chạy ra can cũng bị hất tay xô ngã.
  Chưa dừng lại ở đó, đứa em dâu trong nhà cũng chỉ vì khuyên can vài ba câu cũng bị hắn đấm thẳng mặt, rơi hai chiếc răng cửa.  Có lần đi uống rượu về, vợ than phiền khiến hắn tự ái trước mặt bạn bè, thế là hắn đùng đùng đòi treo cổ vợ. Sau khi cột sợi dây 2m lên băng kèo, Lê Lam kéo vợ đòi thắt cổ. Cô vợ gào thét cố vùng vẫy thoát thân thì hắn càng kéo vào đánh đập túi bụi. Nhà cha mẹ vợ cách đó không xa, 3 đứa em vợ và cha mẹ vợ đứng đó chỉ biết khóc mà không thể làm gì. Khi kéo choàng được sợi dây vào người vợ thì dân trong làng đánh liều nhảy vào khóa tay hắn, đưa đi chỗ khác.
  Sau những năm tháng gây bao tội lỗi cho bản thân, gia đình và xã hội, Lê Lam quyết định đưa cả gia đình lên Đắk Lắk, Buôn Mê Thuật sinh sống. Không chịu nổi cảnh sống quá khổ cực, đói kém nơi rừng sâu nước độc, hắn lại dắt díu vợ con lưu lạc về Bình Dương, Sài Gòn. Đất Sài Gòn nhiều gái đẹp, nhà hàng, thức ăn ngon, rất phù hợp tập khí ăn chơi của hắn. Giữa ranh giới sự sống và cái chết thì hắn bắt gặp ánh sáng phật pháp.
  Cuối đời rửa tay gác kiếm, quay đầu hướng thiện
  Trong trạng thái chán chường lo âu, phiền não nhiều lúc không muốn sống vì quá hận cuộc đời, tâm tính nóng nảy luôn chực chờ ăn gan, nuốt mật người khác thì hắn gặp bác Trường, người hàng xóm hiền lương, một phật tử thuần lành. Bác đã khéo léo hướng hắn đến con đường phật pháp.
                                
        
        
           Từ khi nhận ra được chân lý thiện - ác, Lê Lam quyết định rửa tay gác kiếm, quay về ẩn náu giang hồ. Mỗi ngày anh đều ăn chay niệm phật, và cầm máy quay đi khắp nơi để giúp các mảnh đời bất hạnh, mong được thanh thản, xóa bớt tội lỗi những năm tháng do chính mình gây ra.
      
  Ban đầu hắn cần tiền thì bác cho tiền, cần áo quần thì bác cho áo quần. Lúc đau ốm bác sang động viên, làm sai thì bác bảo: "Cháu không có lỗi, đó là nghiệp của cháu ở quá khứ mà thôi".
  Những năm tháng đó, dường như Lê Lam đã thức tỉnh được nhiều hơn về chân lý cuộc sống và quyết định táo bạo được hắn đưa ra là rũ áo tù tội, phạm pháp, hướng thiện cứu giúp dân nghèo.
  Và, cái tin Lê Lam đoạn tuyệt với giang hồ làm người ta ngờ vực đến khó tin. Có người còn bĩu môi: “Lê Lam đi làm người lương thiện ư, có tin được không?”, người thì thẳng thừng chối bỏ: “Loại táng tận lương tâm như Lê Lam mà còn có thể quay đầu à?”. Nhưng Lê Lam đã làm được, và những việc làm phi thường của một tên cướp khét tiếng ngày nào giờ đã thay đổi được suy nghĩ của nhiều người.
                                
        
        
           Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, Lê Lam bảo: "Chỉ mong sao mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt, để lương tâm được thoải mái hơn".
      
  Đến giờ cũng đã gần 10 năm trời Lê Lam gác kiếm, đoạn tuyệt kiếp giang hồ đi làm từ thiện và giúp cho hàng trăm trường hợp trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa tìm được niềm vui, mái ấm trong cuộc sống.
  Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, Lê Lam, hiệu Tịnh Long, bảo chỉ  sợ kiếp này không kịp trả hết nợ cho cuộc đời. Thôi thì, mình còn có sức, còn có thể đi làm việc thiện, để mong sao quá khứ lầm lỗi ngày nào đó có thể dần được dịu vơi, lòng được thêm thanh thản.
  GIANG UYÊN
  Theo infonet

No comments:

Post a Comment