Wednesday, July 11, 2012

Chuyện tình tay ba của ca sĩ Khánh Ly (Phần 1)


Ca sĩ Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh năm 1945, cũng có lúc lấy họ Phạm của người bố dượng là "ông cò" Ly - tức Phạm Trọng Lý, từng làm Trưởng ty Cảnh sát Buôn Ma Thuột dưới chế độ Ngụy.
 
Ca sĩ Khánh Ly là ai?
 
 
Từ nhỏ và ngay cả khi đã thành danh, bạn bè thân thiết vẫn gọi Khánh Ly là Mai "Đen". Khánh Ly sinh ra tại Hà Nội. Đến năm 1954, cô theo gia đình di cư vào Nam. Mai có năng khiếu và thích ca hát. Năm 18 tuổi, định mệnh đẩy đưa cô lạc bước đến phòng trà ở tận vùng cao nguyên Đà Lạt và tại Night Club, Mai "Đen" đã hội ngộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (đệm đàn cho phòng trà).
 
Phát hiện chất giọng khàn và nhừa nhựa đặc biệt của Mai "Đen" phù hợp với dòng nhạc đầy tính tự sự của mình, Trịnh Công Sơn ra sức luyện thanh và sáng tác nhiều ca khúc dành riêng cho giọng hát của cô như "Xin mặt trời ngủ yên", "Dấu chân địa đàng", "Vết lăn trầm" - những ca khúc mở đầu cho "Việt Nam da vàng" và "Kinh Việt Nam" sau này.

Có thể nói Lệ Mai là chất xúc tác khơi nguồn cảm hứng giúp Trịnh Công Sơn thăng hoa với hàng loạt tình khúc bất hủ và ngược lại chính nhạc sỹ họ Trịnh đã đưa Lệ Mai vô danh rực sáng tại phòng trà Night Club và trong giới ca nhạc phòng trà cả miền Nam sau này.
 
Sau khi viên đại tá ngụy Lưu Kim Cương "bứng" Lệ Mai khỏi thành phố sương mù Đà Lạt, đầu năm 1965, lần đầu tiên cái tên ca sĩ Khánh Ly xuất hiện trong một đêm nhạc phản chiến do Trịnh Công Sơn và nhóm bạn hữu tổ chức tại khu đất trống sau lưng Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn (nay là Thư viện quốc gia).
 
Nghệ danh lừng lẫy Khánh Ly ("Khánh" do nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đặt, ghép với tên bố dượng - "Cò Ly") cũng thai nghén từ đêm nhạc này!
 
Viên đại tá mê gái, ghét "chính trị"

Lưu Kim Cương sinh năm 1934, tại An Giang là một nhân vật "tai to mặt lớn", hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tầm vóc gã cao lớn và mập béo: chân tay to và thô, bụng phệ cân nặng trên 80 kg. Đầu gã to, tóc húi cua, mặt béo tròn như cái mâm, có bọng dưới cằm, mắt xếch luôn liếc đảo như mắt rắn, lông mày thưa, da đen nhẫy.

Tiếng nói của y rổn rảng và thường cười hô hố khi nghe kể chuyện tiếu lâm hay chuyện phòng the. Dường như thân hình phì nộn với cái bụng khá to vào tuổi mới ngấp nghé 30 cái xuân xanh (vào năm 1964) là mặc cảm lớn nhất của gã đại tá họ Lưu trước thuộc cấp và phái đẹp.
 
Lưu Kim Cương

Từ một gã đại úy đặc chất nông dân trong quân đội viễn chinh Pháp ở huyện Tri Tôn, con đường binh nghiệp của Lưu Kim Cương vô cùng hoạn lộ khi vào năm 1954, gã may mắn cùng Nguyễn Cao Kỳ được cử sang học khóa lái máy bay vận tải cánh quạt tại trung tâm đào tạo không quân thuộc địa của Pháp tại Marrakech (Ma Rốc).

Sau đó Lưu Kim Cương được sang Pháp tu nghiệp về lái máy bay vận tải DC3, DC4 chuyên chở lương thực, quân cụ hoặc thả dù. Tốt nghiệp với tấm bằng phi công "loại ưu" là nấc thang đưa Lưu Kim Cương nhanh chóng thăng quan tiến chức. Cũng đúng thôi bởi máy bay đâu phải sĩ quan nào cũng biết sử dụng!
 
Năm 1964, sau khi phát hiện ra Trần Như Huỳnh lén lút đút tiền trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Cao Kỳ vô cùng tức giận. Sau đó, ông ta đã xuống chỉ thuyên chuyển Trần Như Huỳnh cùng toàn bộ ban biên tập tờ tuần san "Lý Tưởng" khăn gói xuống không đoàn Cần Thơ (thuộc vùng 4), dưới quyền cai quản của đại tá không quân Lưu Kim Cương. Thâm ý của Kỳ là muốn mượn tay gã đàn em tâm phúc Lưu Kim Cương "kìm hãm" mưu đồ chính trị của tên chủ bút họ Trần nơi mảnh đất gạo trắng nước trong.
 
Tại vùng đất Tây Đô, chủ bút tờ "Lý Tưởng" Trần Như Huỳnh định cộng tác với Lưu Kim Cương "bày keo khác". Nhưng tên đại tá không quân to béo như Ba Tàu bán chạp phô ấy chẳng thích "đăng đàn làm chính trị" mà chỉ mong sao thời gian trôi nhanh đến cuối tuần, để mỗi chiều thứ bảy y lại vù trực thăng lên cao nguyên mù sương, chiêm ngưỡng Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn trên thảm cỏ khuôn viên Viện Đại học Đà Lạt lộng gió.

Vì lẽ này mà tờ nội san "Gió Mới" của không đoàn Cần Thơ chỉ ra mắt vỏn vẹn được một số đầu tiên với hình bìa đầy rẫy sự chết chóc: chiếc máy bay F.5E cắm dính đầu xuống bãi cát tương tự một cảnh trong bộ phim "The Longest Day".
 
Trong một lần nhậu say bí tỷ tại căn cứ không quân Huỳnh Hữu Bạc do Nguyễn Cao Kỳ chiêu đãi, Lưu Kim Cương thổ lộ đời gã sở dĩ kết dính với bộ đồ bay cũng bởi "cực chẳng đã" chứ trong thâm tâm gã đã chán ngấy những lần cùng phi đội xuất kích ném bom ầm ầm, tối về trằn trọc không sao chợp mắt được!
 
Buổi tối định mệnh

Cơ duyên đưa gã đại tá họ Lưu hội ngộ Khánh Ly từ một sự tình cờ. Một lần vào đêm Thu năm 1961, Lưu Kim Cương bay lên "thành phố buồn" Đà Lạt thăm người bạn thân. Biết Lưu Kim Cương có sở thích nghe nhạc, tối đó, người bạn bèn rủ hắn đến phòng trà Night Club trước khi giới thiệu: "Phòng trà này vừa xuất hiện một con nhỏ không đẹp lại đen, nhưng có giọng hát ru hồn người!". 
 
Khánh Ly trên bìa đĩa hát

Và quả thật, giọng hát não nề u uẩn của cô ca sĩ quê mùa Mai "Đen" đã khiến trái tim sỏi đá của gã đại tá phi công phải đập từng hồi thổn thức. Dẫu bản thân Lưu Kim Cương lọc lõi kinh nghiệm tình trường, nhưng vẻ đẹp mộc mạc thô ráp cùng giọng ca "rè rè" như người bị... nghẹt mũi của cô ca sĩ nhà quê tại phòng trà Night Club đã khiến tâm trí hắn cuồng say như điếu đổ. Sau khi tình khúc "Biển nhớ" vừa chấm dứt, Lưu Kim Cương tay cầm ly rượu lảo đảo bước lên sân khấu tiến đến sát bên cạnh ca sĩ Lệ Mai mời cô "nhấp môi" nhưng... bị từ chối!
 
Không hề nản lòng, Lưu Kim Cương vẫn quyết tâm có được trái tim bung giá của người đẹp "thành phố ngàn hoa". Tung ra hết các tuyệt chiêu bảo kỹ săn gái từng khiến không biết bao nhiêu cô gái ngã vào lòng, Kim Cương cũng dần dần đánh đổ bức tường thành rắn chắc trong lòng cô ca sĩ. Chuyện tình ly kỳ của cặp đôi này khiến cho giới nghệ sĩ và tướng lãnh Sài Gòn lúc đó không khỏi trầm trồ thán phục.
 
Theo BongdaPlus

No comments:

Post a Comment