Wednesday, February 26, 2014

CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH ĐỘT QUỴ

CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH ĐỘT QUỴ

Cảm ơn Đấng Tạo Hóa đã cho ta giác quan để nhớ được ‘3’ bước gọi tắt là CNG sau đây. Bạn hãy đọc và
Nhớ!
Đôi khi các triệu chứng đột quỵ rất khó nhận biết. Thật vậy, việc không nhận diện được triệu chứng đó có nghĩa là hiểm họa. Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương não nghiêm trọng nếu mọi người xung quanh không nhận biết được các triệu chứng đột quỵ.
Các bác sỹ nói rằng ta có thể nhận biết bằng cách hỏi bệnh nhân 3 câu đơn giản sau:
C *Bảo người đó CƯỜI.
N *Bảo người đó NÓI chuyện và NÓI CHỮ A
NÓI CÂU ĐƠN GIẢN (một cách mạch lạc)(Ví dụ: Canh cua cà, Món súp gà)
G *Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN.
Nếu bệnh nhân gặp khó khăn với BẤT KỲ MỘT ĐIỀU NÀO trong số 3 điều đó, hãy gọi cấp cứu ngay và mô tả các triệu chứng cho người điều động cấp cứu.
Biểu hiện mới của Đột quỵ -------- Hãy lè lưỡi ra
GHI CHÚ: Một ‘biểu hiện’ nữa của đột quỵ là: Hãy bảo người bệnh lè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị ‘cong’, hoặc vẹo bên này vẹo bên kia thì đó cũng là dấu hiệu đột quỵ.
Một bác sỹ chuyên khoa tim nói, nếu mỗi người gửi thông tin này cho 10 người thì đảm bảo rằng ít nhất sẽ cứu được 1 người.
Tôi đã làm phần việc của tôi. Còn bạn?
- Tuệ -

Sunday, February 23, 2014

Những lỗi của cha mẹ khi có con bị thủy đậu

Nhiều cha mẹ cứ nghĩ khi con bị bệnh thủy đậu thì cần kiêng gió, kiêng tắm, có người lại đi mua lá để tắm cho con. Tuy nhiên theo các chuyên gia điều này là không nên. Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè. Mới đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 24-48h sau bắt đầu sốt. Đến ngày thứ 3 của bệnh bắt đầu xuất hiện phát ban trên da, thường toàn thân, tập trung nhiều ở vùng đầu mặt, mới đầu là mụn rát đỏ, sau vài tiếng đồng hồ nốt nổi phỏng trên da. Trong 24-48h những nốt này chuyển thành dạng phỏng nước, căng, thường trong, kích thước 3-10mm. Thủy đậu là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm cuối đông đầu xuân. Dưới đây là một số sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc con bị bệnh thủy đậu: 1. Kiêng tắm Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt, phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết. Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay. Với trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng. Ban bị phỏng có thể mọc trong miệng vỡ ra, gây bội nhiễm làm trẻ không ăn được. Khi đó nên tư vấn bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật. 2. Bôi xanh methylen chi chít khắp người Thấy con bị bệnh thủy đậu, ngay lập tức nhiều gia đình nghĩ ngay đến việc bôi xanhtylen cho con vào các nốt phỏng. Tuy nhiên theo phó giáo sư Huy, việc làm này khi nốt phỏng chưa vỡ là không cần thiết, trẻ cũng không thích, trông nhem nhuốc. Chỉ khi nốt phỏng vỡ, thì chấm trực tiếp thuốc xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh. Chú ý không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ. Ngoài ra cũng không nên chọc nốt phỏng ra vì không có tác dụng gì. Trên một khu vực da thường có nhiều ban: mới mọc, có ban đã phỏng nước, có ban đã vỡ. Khi ban vỡ để lại vết trợt, xước trên da, nếu không bị nhiễm trùng thì sẽ tự khỏi và không để lại sẹo. 3. Tắm lá Theo các chuyên gia, cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi, các loại lá do mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, thậm chí là có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn là rất cao. Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, cho biết, việc tắm lá cho trẻ nhỏ cũng như việc uống thuốc chỉ được dùng khi có bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ. Tùy từng cơ địa của trẻ mà có thể tắm các loại lá khác nhau. Ngay cả lá bàng, lá chè xanh mà các bậc cha mẹ hay tắm cho trẻ cũng không hề tốt, có thể khiến trẻ mắc bệnh. Vì trong hai loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da trẻ nhỏ bị tổn thương. Lá tre tuy không có hại nhưng cũng không nên dùng vì lá tre có lông, khiến trẻ bị ngứa, dị ứng. Ngoài ra, có những lá như trúc đào, lá han, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì các loại lá này có chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng 4. Không cách ly trẻ Đây là bệnh lây lan rất nhanh, virus có trong nước bọt khi người bệnh ho, nói bắn virus ra xunh quanh. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có ban xuất hiện đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh thủy đậu lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày. Vì thế, cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Cha mẹ khi chăm sóc trẻ cũng cần chú ý để tránh không bị lây bệnh. Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng, hay là ủi. Người lớn có thể lây bệnh của trẻ hoặc là trở thành trung gian truyền bệnh. Theo giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, bệnh ở người lớn khi bị bệnh thủy đậu thường diễn biến nặng hơn ở trẻ. Tỷ lệ tử vong ở người lớn khoảng một trên 100.000 người, cao hơn ở trẻ 5-9 tuổi gấp 30-40 lần. Một số lưu ý khi chăm sóc bé: - Diễn biến bệnh 7-10 ngày, nếu không có biến chứng trẻ có thể tự khỏi. - Dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt, ăn uống đủ chất, tăng cường sức đề kháng hạn chế biến chứng. Ăn nhiều bữa, đồ lỏng, tăng thành phần dinh dưỡng, chống lại bệnh tật, cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại. Hạ sốt bằng paracetamol, không dùng aspirin. - Nếu thấy nốt phỏng dạng nước đục chứ không có màu trong có nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn hoặc thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại mệt hơn, đau đầu, nôn, trẻ chậm chạp hơn... thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Rất có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như: viêm da, viêm phổi, viêm não-màng não. - Tiêm phòng văcxin thủy đậu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Văcxin được tiêm lúc trẻ được một tuổi trở lên.

Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f87/nhung-loi-cua-cha-me-khi-co-con-bi-thuy-dau-1850727/
Nguồn: Webtretho.com

SET FIRE | DUBSTEP

Bài thuốc tự chế “vĩnh biệt” bệnh xoang không tốn tiền

Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.
Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.
Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang
Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang
Bài thuốc quý của đại ngàn
Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.
Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.
Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi  đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.
Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.
Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.
Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.
Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.
Cây giao
Cây giao
Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao
Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.
Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.
Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.
Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”
Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.
Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.
Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.
Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.
Thủy Trúc

20 cách phân biệt gái ngoan và gái hư, bạn thuộc kiểu nào?

1. Gái hư yêu nhất bản thân mình, gái ngoan yêu người yêu.
2. Khi lên giường, gái ngoan tự cởi quần áo, gái hư đợi trai cởi đồ cho.
3. Khi vào khách sạn, gái hư nắm tay trai, gái ngoan đi theo sau trai.
4. Khi đi ăn nhà hàng, gái ngoan nói tuỳ anh chọn món, gái hư xem xét thật kỹ menu và chọn món nào mình thích nhất.
5. Khi đi du lịch, gái ngoan nói trai xách đồ cho mình, gái hư tự mình làm mọi thứ.
6. Khi ra mắt bố mẹ trai, gái ngoan nói "con thích hai bác", gái hư nói "con yêu con trai hai bác".
7. Khi dắt trai về ra mắt bố mẹ mình, gái ngoan nói "đây là người yêu con" gái hư nói "đây là người con yêu".
8. Khi làm tình, gái ngoan nói "em hư hỏng quá", gái hư nói "ôi, em chết mất".
9. Khi đi chơi với bạn bè của trai, gái ngoan chỉ dám nắm tay trai, gái hư hôn say đắm.
10. Sinh nhật mình gái ngoan đòi hoa hồng và quà đắt tiền, gái hư rủ trai đi du lịch.
11. Khi đi biển, gái ngoan mặc đồ "bà ngoại", gái hư mang theo 6 bộ bikini.
12. Khi đi bar, gái ngoan gọi bia, gái hư gọi cocktail.
13. Gái hư chơi thể thao, gái ngoan sợ da cháy nắng.
14. Gái hư da ngăm đen, gái ngoan da trắng bóc.
15. Gái hư dùng đồ handmade, gái ngoan dùng đồ hiệu
16. Gái hư mặc áo sơ mi trắng dài với quần sọoc ngắn, gái ngoan mặc đầm.
17. Gái hư có tattoo, gái ngoan nói tattoo là hư hỏng.
18. Gái hư biết nói ít nhất 2 ngoại ngữ, gái ngoan chỉ biết tiếng Việt.
19. Gái hư kiếm tiền giỏi, gái ngoan đợi trai bao.
20. Gái hư nói mình là gái ngoan, gái ngoan nói mình là gái ngoan
Theo Freely

Vợ chồng đối đáp chuyện CƠM-PHỞ buồn cười không chịu nổi!

Vợ chồng đối đáp chuyện CƠM-PHỞ buồn cười không chịu nổi!

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?

- Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:
Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!

- Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:
Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?

- Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:
Phở nấu giò heo chưa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào “Ếch” *
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?

- Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:
Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.

- Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn “Hoạn Thư” đã đỉnh điểm:
Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?

- Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:
Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?

- Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:
Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi mây tét mông…

- Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:
Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?

- Bà vợ được thế, nên hù chồng:
Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?

- Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:
Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không…

Bà vợ giận lẫy:
Cơm nhà bà nấu chẳng để không
Nếu chê, bà để mời Lão Ông
Ông ăn không hết, dành cho Lão
Tuy già nhưng Lão còn cà nông 

sưu tầm 

Saturday, February 22, 2014

Bài thuốc chữa vô sinh không tốn một đồng

Bà lão nhân hậu có bài thuốc chữa vô sinh không tốn một đồng
Thứ năm, 29/12/2011
Bài thuốc chữa vô sinh này đặc biệt ở chỗ chỉ cần đôi ba loại rễ củ trong rừng đã có thể mang niềm vui "sòn sòn" đẻ con đến những người mắc bệnh hiếm muộn.

Người nắm giữ bí quyết này là một bà lão dân tộc Tày tên Hoàng Thị Hậu (thường gọi là Bình, 76 tuổi, ngụ thôn Nà Hán, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn).

Cây hoang dại, tác dụng thần kỳ

Những ngôi nhà được xây bằng tường đất trong thôn Nà Hán nằm lấp ló sau những rặng tre dọc con sông Kỳ Cùng. Vừa vào đến đầu xã hỏi tên bà lão chữa được bệnh vô sinh thì từ trẻ đến già ai cũng biết. Một phụ nữ đang giặt quần áo ở sông Kỳ Cùng nhanh nhảu chỉ đường cho chúng tôi: “Ai chứ nhà bà Bình thần y chữa bệnh vô sinh ở vùng này thì ai chả biết. Các chú cứ qua khỏi bờ sông này, phía sau rặng tre kia chính là nhà của “thần y” đấy”. Thì ra, người dân trong vùng đặt biệt danh cho bà lang này bằng một cái tên đầy vẻ ngưỡng mộ và khâm phục là “thần y chữa vô sinh”.

Bà lão có khuôn mặt phúc hậu ban đầu giãy nảy khi biết ý định của chúng tôi: “Tôi chỉ chữa làm phúc, không lấy tiền của ai, mà bài thuốc là tổ tiên truyền lại nên có công lao gì đầu mà lên báo”. Phải đến khi được thuyết phục là biết đâu bài thuốc của bà có thể sẽ mang đến nhiều niềm vui cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, bà mới từ tốn kể câu chuyện về mình.

Bà lão cho biết đây là bài thuốc gia truyền, được mẹ đẻ bà truyền lại. Bà có bảy chị em gái và là người được mẹ yêu quý nhất nên truyền lại công thức bí truyền. “Từ khi biết bài thuốc này, tôi đã chữa cho rất nhiều trường hợp vô sinh có con.



Tôi không nhớ cụ thể là bao nhiêu trường hợp, nhưng có lẽ phải hàng trăm đứa trẻ”, bà lão cười móm mém. Bài thuốc của bà dành cho cả nam và nữ với công thức chữa trị khác nhau. Điều đặc biệt là nguyên liệu để chế bài thuốc này cực kỳ đơn giản. Đối với người nam chỉ cần hai loại cây thuốc, với người nữ là 3 loại cây thuốc và tất cả những loại cây này đều có ở trong rừng tự nhiên.

Đối với bài thuốc dành cho nam giới, nguyên liệu chính gồm 2 loại thuốc là củ cây Khẩu dân (tên gọi theo tiếng Tày, nếu dịch ra tiếng Việt nghĩa là cơm nguội) và một loại rễ cây ở rừng. Củ Khẩu dân với loại rễ cây trong rừng được rửa sạch, giã nát rồi đem ngâm với một lít rượu, để trong một tuần thì bắt đầu sử dụng. Mỗi sáng sớm người đàn ông uống từ 1-2 ly rượu, đồng thời mút một quả trứng gà sống mới đẻ. Mỗi thang thuốc chữa vô sinh của bà Hậu có khoảng 5-6 củ Khẩu dân và một nắm rễ cây rừng.

Bà lão lưu ý: “Tất cả những nguyên liệu này phải còn tươi mới hái xong, nếu để 3-4 ngày thuốc khô là không còn tác dụng. Ngoài ra, rượu ngâm thuốc phải là rượu làng, rượu bản được nấu từ gạo chứ các loại rượu công nghiệp nhiều cồn sẽ làm cho bài thuốc không có tác dụng”.

Trong bài thuốc chữa vô sinh cho nam, cây Khẩu dân thuộc loại cây hiếm, khó tìm trên rừng nên mỗi khi vào rừng, thấy cây này là bà lại đem về trồng luôn trong vườn để mỗi khi có người đến xin thuốc thì không phải lặn lội mất thời gian đi tìm.

Đối với bài thuốc dành cho nữ giới, nguyên liệu gồm có ba loại cây thuốc kết hợp, trong đó một loại là cây nghệ đen và hai loại củ tìm ở trong rừng. Bài thuốc được bà Hậu hướng dẫn chế biến như sau: Cây lá được hái khi còn tươi, mang về rửa sạch rồi giã nát, sắc nhỏ. Thịt một con gà nhỏ khoảng 5-6 lạng. Thuốc, gia vị, gà được cho vào một cái nồi nhỏ rồi hầm cách thủy. Từ khoảng 12h đêm bắt đầu hầm cách thủy, cho đến 4h sáng thì dậy ăn. Chú ý là nên ăn hết cả thuốc và con gà. “Ăn vào khoảng sáng sớm là bài thuốc có tác dụng nhất, vì khi ấy tinh thần thoải mái, cơ thể dễ tiêu hóa”, bà lão nói.

“Chỉ cần dùng vài thang thuốc là đã có kết quả cho cả nam và nữ. Nếu người nào dùng đến 4 thang thuốc mà chưa hiệu nghiệm thì coi như máu người đó không phù hợp với loại thuốc này. Từ trước đến nay có khoảng 80% những người vô sinh dùng bài thuốc này điều hiệu nghiệm”, bà lão quả quyết.

Chỉ làm phúc, không lấy tiền

Chưa thật sự tin vào hiệu quả từ bài thuốc chữa vô sinh của bà lão, chúng tôi đã tìm đến ông Hoàng Văn Ninh, Trưởng trạm y tế xã Gia Cát để xác minh thông tin. Vị Trưởng trạm y tế xã cho biết, bà Hậu là thành viên của hội thuốc nam trong xã, nổi tiếng trong khu vực là người giữ bí quyết gia truyền bài thuốc chữa vô sinh. “Từ trước đến nay, ở trong vùng này hầu như cứ ai bị vô sinh là tìm đến đây và với đa số người hiếm muộn con, bài thuốc của bà lão điều có hiệu nghiệm”, ông Ninh cho biết.

Tiếp tục kiểm chứng sự việc, chúng tôi tìm đến gia đình anh Dương Văn Chuyên (40 tuổi, người trong xã Gia Cát) là người trước đây hiếm muộn nhưng nhờ bài thuốc này mà giờ vợ chồng anh có hai đứa con, một trai một gái kháu khỉnh. Anh cho biết, anh với vợ sau ngày cưới đến sáu năm mà vẫn không thấy vợ mang bầu. Ngày đó dù biết trong làng có bà Hậu là người nắm bài thuốc chữa vô sinh nhưng “Bụt chùa nhà không thiêng”, để chắc chắn hơn anh đã đến bệnh viện và thử đủ các loại thuốc tây nhưng cuối cùng không hiệu quả. Đường cùng, anh mới đến bà Hậu để xin thang thuốc chữa vô sinh.

“Mỗi sáng tôi uống hai chén rượu thuốc của bà lão thì thấy trong người hừng hực, nóng bừng. Sau một tuần tôi thấy người mình khỏe khoắn lạ thường”, anh nhớ lại cảm giác khi uống loại rượu ngâm những rễ cây lạ. Hai tháng sau khi dùng bài thuốc, vợ anh Chuyên đã có bầu. “Tổ ấm chúng tôi hạnh phúc được như bây giờ là nhờ công lớn từ bài thuốc của bà lão”, anh Chuyên nói. Anh phỏng đoán: “Có lẽ bài thuốc có một chất kích thích nào đó tác dụng cực mạnh khiến người uống cảm thấy hưng phấn hơn”.

Đối với “thần y” Hoàng Thị Hậu, niềm hạnh phúc lớn nhất của bà lão là trao quyền làm bố, làm mẹ cho những ông chồng, bà vợ hiếm muộn con. Cũng bởi thế mà dù bài thuốc của bà có tác dụng như vậy nhưng hoàn toàn miễn phí, bà không hề lấy tiền mỗi khi bốc thuốc cho ai, làm công việc đó tự nguyện mà không đòi hỏi lợi ích gì. “Tôi chỉ làm phúc thôi, không bán lấy tiền. Ai cần thuốc tìm đến thì tôi lên rừng hái cho họ. Tôi cũng là một người mẹ nên tôi hiểu cảm giác một người phụ nữ không có con đau khổ như thế nào. Giúp được cho họ được làm bố làm mẹ là tôi thấy vui rồi, bởi thấy mình đã làm được việc có ích”, bà Hậu nói.

Ngừng lại một lúc, bà lão lại hớn hở hấp háy đôi mắt: “Giờ già rồi nhưng tôi cảm thấy sướng, vì ngoài con cái ruột rà trong gia đình ra, tôi có hàng trăm đứa con nuôi khác. Ở vùng này, cứ vợ chồng nào nhờ bài thuốc của tôi mà có con là khi sinh con ra họ đều nhận tôi làm mẹ nuôi. Sướng nhất là ở bốn phương đều có con cái của mình”.

Thật khó tin là giữa thời buổi kinh tế thị trường nhiều người coi trọng đồng tiền, lại có bà lão chữa bệnh tài tình mà không hề lấy một đồng tiền công. Thế nhưng những thông tin bà lão nói đều được vị trạm trưởng y tế xác nhận. Mà nhìn lại ngôi nhà bà lão đang sống, chúng tôi mới thấy áy náy với bản thân vì đã vội nghi ngờ bà: Gian nhà chẳng có vật dụng gì đáng giá, chiếc giường đơn sơ với vài chiếc túi ni lon đựng quần áo của bà được xếp gọn gàng.

Hỏi bà sao không lấy chút tiền của người bệnh vì bà xứng đáng được thế, bà lại móm mém cười: “Chỉ là cây rừng nên đâu có mất tiền. Mà bà già rồi, làm phúc là vui chứ tiền bạc làm gì nữa”.

Theo Pháp Luật & Thời Đại