Wednesday, December 24, 2014

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công?

4 điều rút ra sau đây sẽ cho bạn 1 bài học quý báu trong cuộc sống, công việc kinh doanh đặc biệt là những người đang làm ở vị trí quản lý.

1. Niềm tin tối cao
Cái đầu tiên mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là niềm tin tối cao.

Đường Tăng luôn tiến về phía trước bằng niềm tin cao nhất của mình, dù có hi sinh tính mạng không từ bỏ, nhưng Ngộ Không thì không thể. Anh ta năng lực tốt, nhưng không kiên định vào mục tiêu của mình, nhiều lần đánh trống bỏ dùi. Người không có niềm tin, sẽ khiến người khác không tin theo và mất đi động lực, khi gặp phải khó khăn thì dễ dàng chùn bước, người lãnh đạo một khi khiếp đảm, lùi bước rồi, thì đoàn đội anh ta cũng tan vỡ theo. Với những người không có đủ niềm tin tối cao cũng không được, chỉ trông vào lợi ích cá nhân, biết mình không biết người thì chỉ khiến người khác bỏ mình mà đi. 

Giống như Tống Giang trong Thủy hử truyện, là một người không có niềm tin tối cao, cuối cùng bị chiêu an, mà cái lý tưởng cao nhất của ông ta cũng chỉ có vậy, vì thế mà hại chết cả đồng đội của mình.





2. 'Vô Dụng' cũng là tài sản quý giá của một người lãnh đạo 

Cái thứ 2 mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có chính là 'Vô Dụng'.

Đường Tăng vô dụng như vậy nên ông ta mới thích người có bản lĩnh, mới có thể bao dung những khuyết điểm của người khác (cũng vì như vậy nên phần lớn những chuyên gia kỹ thuật không làm nổi ông chủ), và mới tìm được ba đồ đệ tài ba bảo hộ mình. Nếu như Đường Tăng cũng thần thông quảng đại, thì Tôn Ngộ Không sẽ không tình nguyện theo ông ta rồi. 

Cũng chính vì Đường Tăng vô dụng mà Tôn Ngộ Không mới có đất dụng võ, mới khiến anh ta có thể thể hiện được hết giá trị của mình.Cứ xem Tôn Ngộ Không dù năng lực có mạnh như vậy, nhưng đám đồ tử đồ tôn của anh ta ở Hoa quả sơn, cũng chỉ toàn là lũ vô dụng (thùng cơm), không một ai được việc gì. Vì bản lĩnh của anh ta quá lớn, anh ta mới xem thường khả năng của người khác, vậy là những người có năng lực cũng không thích cùng anh ta. Bản thân là kẻ mạnh, nhưng đoàn đội của anh ta lại trở thành một lũ vô dụng.

Nhiều công ty, xí nghiệp đều có một ông chủ vô cùng giỏi giang, nhưng lại dẫn dắt một đoàn quân vô dụng. Lúc đầu khởi nghiệp, vì sinh tồn, mà bắt buộc phải như vậy để tồn tại, nhưng một khi vấn đề sống còn (sinh tồn) được giải quyết rồi, thì lẽ ra những ông chủ này phải suy nghĩ xem làm thế nào để tạo cơ hội cho những nhân viên tự phát huy khả năng của mình, đồng thời tìm kiếm để bù đắp những công nhân mình còn thiếu, chứ không phải là phàm việc gì cũng tự mình nhúng tay làm (sự tất cung thân), thậm chí ở lĩnh vực chuyên môn không hiểu cũng cứ giả vờ là hiểu.

Như thế một mặt làm mình mệt mỏi đứt hơi, tối mũi tối mắt lo ứng phó, thì tự nhiên còn đâu con đường phát triển. Mặt khác nhân viên của mình cũng bị 'lùn hóa' thành 'công cụ làm việc' (tay chân); sự phát triển của công ty đi đến chỗ nút thắt cổ bình. Nhiều ông chủ cho rằng chỉ dựa nhân viên thì không được, không thể yên tâm, nếu công ty chỉ dựa vào một mình Tôn Ngộ Không, ngộ nhỡ anh ta không tốt, thì biết thế nào. Khà khà, sao không niệm chú cho vòng kim cô thắt chặt vào? Phải xây dựng một chế độ chính sách để ràng buộc người tài – điều này nhất định không được quên.





3. Nhân đức Cái thứ ba mà Đường Tăng có, Tôn Ngộ Không không có là 'nhân đức'.

Vì có lòng nhân đức nên Đường Tăng thương hại cả tính mạng của yêu quái, như thế cũng sẽ không biết so đo với thuộc hạ của mình, sẽ không phạt hay trừ tiền công của họ, không ức hiếp họ phải tăng ca, không thực hiện 'tẩy não giáo dục', không lợi dụng họ gánh thay trách nhiệm pháp luật, che chắn bản thân khi gặp nguy hiểm,... 

Đường Tăng mặc dù lợi dụng ba đồ đệ bảo hộ mình, nhưng lại tuyệt đối không có ý bóc lột mà lại dẫn dắt họ cùng nhau nỗ lực, cùng nhau trưởng thành, cùng nhau thành công. Sau cùng, ba đồ đệ của Đường Tăng cũng đều đạt được thành tựu . 

Đường Tăng không giống như Triệu Khuông Dẫn 'chén rượu tước binh quyền' hoặc là 'chim trời chết, chó săn cũng thịt'. Còn với Tôn Ngộ Không thì ý thức này của anh ta kém xa sư phụ của mình, sau này khi là 'đấu chiến thắng Phật rồi', nhưng bầy quân của anh ta ở Hoa quả sơn cũng vẫn chỉ là bầy khỉ hoang mà thôi.

Ở Nhật Bản có một công ty, họ mời bố của nhân viên đến công ty ngồi tọa đàm với các quản lý. Ông chủ công ty nói với toàn bộ quản lý, khi các vị không biết phải đối đãi thế nào với những nhân viên dưới quyền của mình, thì hãy nghĩ lại ngày hôm nay, những ông bố của nhân viên mình đã gửi gắm con của họ cho các vị, là mong các vị có thể giáo dục họ trưởng thành, dẫn dắt họ đi đến thành công. Các vị phải nghĩ xem bản thân mình đã xứng với sự ủy thác đó chưa?



4. Mối quan hệ

Cái thứ tư Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là 'mối quan hệ' (nhân tố quan hệ).

Kiếp trước của Đường Tăng đã là đệ tử của Phật thích ca mâu ni, còn Tôn Ngộ Không chỉ là một con khỉ đá do trời đất sinh ra không mảy may có một mối quan hệ dây dưa nào. Mặc dù anh ta có bái một vị sư phụ, nhưng lại kém cái quan hệ với với các sư huynh đệ đồng môn, sau cùng lại còn bị sư phụ đuổi xuống núi (tống cổ), kết anh em với Ngưu Ma Vương, nhưng sau rồi cũng lại phản, là hàng xóm với Đông Hải Long Vương vậy mà còn cướp đoạt đồ nhà người ta, cùng là đồng sự (đồng nghiệp) với Nhị Lang thần và các quan tướng khác ở thiên đình nhưng chẳng tôn trọng nể mặt người khác (làm mất mặt đồng nghiệp). Cuối cùng lại còn gây đại náo thiên cung, 'đá đít' nhiều người. Cuốn sách 'Ai che lưng cho bạn' cũng đã nói cấm có sai, ở Việt Nam ta nhất quan hệ rồi nhì mới đến tiền tệ có lẽ cũng là cái quy luật này. 

Tóm lại, mối quan hệ xã hội của TNK rất không tốt. Đường Tăng thì không giống như vậy. Ông nhìn thấy thần tiên đều rập đầu bái lạy, cũng không có một kẻ thù nào. Ông không những là đệ tử của Như Lai, lại còn là ngự đệ của vua Đường Lý Thế Dân. Mối quan hệ cao cấp ở cả hai giới người và thần đều có, quan hệ không những tốt mà còn là quan hệ ở cấp cao, quan hệ thông thiên. Người như vậy thì làm ông chủ sẽ thuận buồn xuôi gió. Xã hội là do con người cấu thành, quả đất này nếu không có con người, thì tất cả sự giàu có, tất cả vật chất đều không có ý nghĩa gì hết. Con người là nguồn tài nguyên bản chất nhất thế giới này, là sáng tạo của mọi tài sản. Là một ông chủ, về đối ngoại phải biết tạo dựng những mối quan hệ (nguồn quan hệ), đối nội phải biết sáng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài).

Tóm lại, Đường Tăng hơn Tôn Ngộ Không những thứ gì ? ĐÓ LÀ NIỀM TIN TỐI CAO, 'SỰ VÔ DỤNG', TRÁI TIM NHÂN ĐỨC và HỆ THỐNG QUAN HỆ XÃ HỘI TỐT. 

Vì thế Đường Tăng có thể làm lãnh đạo, có thể lãnh đạo được Tôn Ngộ Không. Dù Tôn Ngộ Không trong mắt chúng ta là một anh hùng, nhưng anh ta lại không thể tự mình làm nên sự nghiệp vĩ đại, anh ta cần thiết phải dựa vào Đường Tăng dẫn dắt mình. Với ý nghĩa này, Đường Tăng mới là một anh hùng, ít nhất cũng là anh hùng mà những ai làm ông chủ thực sự sùng bái.

Nguồn: stardaily

Monday, December 15, 2014

[Khoa học] Giả thuyết lý giải "phép lạ Mô-sê tách nước ra làm đôi giúp dân Do Thái vượt biển Đỏ"

Tinhte-exodus_02.
Nhân vật Moses trong bộ phim "Exodus: Gods and Kings"

Câu chuyện "ông Moses tách nước biển ra làm 2 để đoàn người Do Thái có thể băng qua, sau đó nhấn chìm truy binh Ai Cập" là một phép lạ nổi tiếng trong Kinh Thánh Công Giáo. Câu chuyện này được truyền bá hết sức rộng rãi qua hàng nghìn năm và nhiều tác phẩm văn học, điện ảnh cũng có đề cập đến như một quyền năng của Thiên Chúa thể hiện thông qua nhân vật Moses. Dưới ánh sáng khoa học, tiến sĩ Parker tại Trung tâm hải dương học Hoa Kỳ (NOAA) cũng tìm cách lý giải huyền thoại này và ông cho rằng chính chế độ thủy triều đặc biệt, cộng với sự hiểu biết địa lý, thiên văn của ông Moses chính là chìa khóa cho một kế hoạch đầy táo bạo. Vậy thật ra làm thế nào mà một con người có thể tách được nước biển ra làm đôi? Liệu có bàn tay giúp đỡ của Đấng siêu nhiên?

Sơ lược về câu chuyện

Tinhte-Moses.
Nhân vật Moses trong bộ phim "10 điều răn" của đạo diễn Cecil B. DeMille hồi năm 1956

Moses (Tiếng Latin: Moyses, tiếng Việt đọc là Mô-sê hoặc Môi-sê) là một lãnh tụ, nhà tiên tri, người công bố luật pháp theo Kinh Thánh Công Giáo. Ông là người được Thiên Chúa mời gọi dẫn dắt dân tộc Do Thái thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Theo ký thuật của Kinh Thánh, Moses là con của một phụ nữ Do Thái và được nhận nuôi để trở thành một thành viên Hoàng gia Ai Cập (khi đó Pharaoh ban hành lệnh giết các bé trai người Do Thái). Sau khi lớn lên, ông được Thiên Chúa kêu gọi thực hiện sứ mạng giải phóng dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ, băng qua Biển Đỏ, tiến vào hoang mạc và trở về miền Đất Hứa.

Trong cuộc lữ hành, ông Moses đã mượn quyền năng của Thiên Chúa để thực hiện nhiều phép lạ và một trong số đó là tách nước biển ra làm đôi, để đoàn dân có thể đi qua dưới đáy biển và tiến tới bờ bên kia. Ngay khi lên bờ thì đoàn truy quân Ai Cập cũng vừa đến và khi đó, ông giang tay trên mặt biển, khép bức tường nước lại để nhấn chìm toàn bộ đạo quân. Câu chuyện trên là chủ đề cho rất nhiều bộ phim sử thi, nổi tiếng nhất là "Mười điều răn" của đạo diễn Cecil B. DeMille hồi năm 1956 hoặc sắp tới sẽ là "Exodus: Gods and Kings" của đạo diễn Ridley Scott (dự kiến ra mắt 12/12/2014) đều có đề cập đến phép lạ này.

Lý giải "khoa học" của đạo diễn Ridley Scott

Tinhte-Mose-vuot-bien.
Cảnh quay đoàn người của Moses vượt qua biến Đỏ trong bộ phim "Exodus: Gods and Kings" của đạo diễn Ridley Scott

Đạo diễn Scott cho biết trong bộ phim lần này, câu chuyện "tách nước" sẽ được ông khai thác dưới khía cạnh "khoa học hơn" thay vì xem nó như một quyền năng của Thiên Chúa. Theo đó, Scott lý giải khả năng tách nước biển là do một trận động đất dẫn đến sóng thần, và trước khi sóng thần ập đến, vùng nước ven biển thường rút rất xa ra ngoài, để lại phần đáy biển cạn trước khi cơn sóng dữ đến. Tuy nhiên, cách lý giải trên xuất hiện 1 vấn đề: Thời gian nước rút trước cơn sóng thần chỉ khoảng từ 10 đến 10 phút, quá ít để toàn bộ đoàn người Do Thái có thể băng qua đáy biển cạn tạm thời.

Hơn nữa, ông Moses không thể nào biết được trận động đất và cơn sóng thần sắp diễn ra trừ khi Thiên Chúa nói với ông ta. Dĩ nhiên, cách lý giải vừa khoa học, vừa huyền diệu này khá phù hợp với một bộ phim sử thi như "Exodus: Gods and Kings". Tuy nhiên, các nhà khoa học có nhiều lý giải khác dựa trên tự nhiên để có thể hình thành nên một con đường tạm thời dưới lòng biển Đỏ. Theo đó, điểm mấu chốt chính là thủy triều, một hiện tượng tự nhiên đã được Moses tính toán, phối hợp với kế hoạch táo bạo của Moses. Với điều này, ông Moses hoàn toàn có thể dự đoán khi nào "con đường" sẽ xuất hiện.

Từ kiến thức uyên thâm đến một kế hoạch táo bạo của "nhà thủy văn học Moses"

Tinhte-Napoleon-bien-do.
Tranh vẽ cảnh Napoleon và nhóm binh lính đang vượt qua vịnh Suez vào 28/12/1798, nơi được cho là Moses cũng từng dẫn đoàn người vượt biển

Trên thực tế, có nhiều địa điểm trên thế giới mà tại đó, thủy triều có thể xuống thấp nhất, để lộ ra một dải đất dưới đáy biển cạn, tạo thành một con đường trong vài giờ và sau đó khi thủy triều lên, con đường sẽ nhanh chóng biến mất. Vào năm 1798, hoàng đế nước Pháp Napoleon Bonaparte và một nhóm binh lính của ông đã cưỡi ngựa băng qua vịnh Suez (đầu phía bắc của Biển Đỏ chia thành 2 nhánh bởi bán đảo Sinai tạo thành 2 vịnh là Suez ở phía tây và Aqaba ở phía đông). Đây cũng là nơi được cho là Moses cùng người dân vượt qua biển Đỏ. Tại đây, khi thủy triều xuống thấp, một dải đất cạn dài khoảng 1 dặm (khoảng 1,6 km) lộ ra bên dưới đáy biển, nhưng sau đó, thủy triều đột nhiên dâng cao và khiến nhiều binh lính của Napoleon chết đuối.

Theo ghi chép trong sách Xuất Hành (thuộc Kinh Thánh Cựu Ước), người Do Thái đã cắm trại 2 lần trước khi vượt biển, lần cuối là tại bờ phía Tây của vịnh Suez. Khi đó, truy binh của Pharaoh đã đuổi gần đến, người ta có thể thấy những đám mây bụi do đoàn xe ngựa gây ra từ khoảng cách khá xa. Đây là một dấu hiệu khác quan trọng đối với Moses, giúp ông có thể tính toán được bao lâu thì quân đội Ai Cập sẽ đuổi tới bờ biển.

Trong một thời gian dài, Moses đã sống gần những vùng đất hoang dã và ông biết được rằng sẽ chọn điểm nào tại bờ biển để đoàn lữ hành có thể băng qua Biển Đỏ khi thủy triều xuống thấp. Ông có kiến thức về thiên văn, quan sát bầu trời đêm và bằng các phương pháp có từ thời cổ đại, ông có thể dự đoán được hoạt động của thủy triều dựa trên vị trí và mức độ tròn, khuyết của Mặt Trăng. Ngược lại, Pharaoh và các cố vấn lại sống dọc theo sông Nile, nối liền với Địa Trung Hải, nơi thủy triều chênh lệch rất thấp, chỉ khoảng vài cm. Do đó, đội quân của Pharaoh có thể hiểu biết rất ít về thủy triều và không biết được sự nguy hiểm mà họ phải đối mặt.

Tinhte-vinh-suez.
Bản đồ khu vực vịnh Suez

Đoán được khi nào thủy triều xuống thấp, dải đất bên dưới khi nào sẽ xuất hiện và tồn tại trong bao lâu cũng như khi nào nó sẽ biến mất đột ngột, Moses hoàn toàn có thể lên kế hoạch giúp đoàn dân Do Thái trốn thoát. Do đó, ông đã chọn ngày trăng rằm cho chuyến vượt biến do lúc đó, khoảng thời gian giữa cực đại cực tiểu là lớn nhất và đoàn người sẽ có thêm thời gian để băng qua. Đồng thời, đây cũng là lúc thủy triều xuống thấp hơn bình thường, và đỉnh triều cũng cao hơn bình thường, phù hợp để nhấn chìm đạo quân của Pharaoh.
Xác định thời gian chính xác là điểm mấu chốt để kế hoạch diễn ra hoàn hảo. Moses phải tính toán sao cho người dân Do Thái cuối cùng vừa băng qua dải đất dưới đáy biển và thủy triều sẽ dâng lên ngay lập tức. Khi đó, truy binh Ai Cập cũng đã đuổi theo sát nút phía sau đã lọt vào trong cái bẫy giăng sẵn. Nếu như đội kỵ binh và xe ngựa đuổi kịp trước khi thủy triều dâng lên, Moses sẽ chuẩn bị sẵn một số chiến thuật trì hoãn. Ngược lại, nếu truy binh tới sau khi thủy triều lên, nhiều người đã vượt biển an toàn và Moses có thể cho một số người của ông quay trở lại đáy biển để dụ đoàn quân đuổi theo nhằm đảm bảo tiêu diệt được.

TInhte-ban-do.
Nơi đoàn người của Moses vượt biển Đỏ

Kinh Thánh đã đề cập tới những cơn gió mạnh từ phía Đông đã thổi suốt đêm và đẩy nước dạt sang 2 bên. Các nhà vật lý đại dương cho biết rằng gió thổi qua trên các dòng chảy nông thường mang nhiều nước đi hơn so với khi thổi qua các vực nước sâu. Do đó, con gió mạnh ngẫu nhiên thổi suốt đêm này sẽ giúp mực nước xuống thấp hơn nữa, cung cấp thêm cơ hội cho sự thành công trong kế hoạch của Moses. Trong suốt hàng thế kỷ qua, người ta ti rằng sự xuất hiện của cơn gió này chính là Thần Thánh đã can thiệp vào để giúp đỡ đoàn dân. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là Moses có biết được thuận lợi mà cơn gió mang tới hay không. Nhưng một điều chắc chắn rằng ông xem dự báo thủy triều là yếu tố quyết định.

Khi Napoleon và binh lính của ông gần như chết đuối toàn bộ hồi năm 1798 tại điểm cực Bắc vịnh Suez, mực nước lúc thủy triều xuống thấp vào khoảng 1,5 đến 1,8 mét (có thể tới 2,7 đến 3 mét nếu gió thổi đúng hướng). Tuy nhiên, theo các bằng chứng sót lại thì mực nước biển thời Moses là cao hơn so với lúc Napoleon vượt biển. Do đó, vịnh Suzr sẽ mở rộng dài hơn về phía Bắc và phạm vi thủy triều cũng lớn hơn. Và nếu điều này là sự thật thì việc khi thủy triều lên cao, "bức tường nước" hoàn toàn có thể nhấn chìm được đoàn quân Ai Cập như lời chép lại trong Thánh Kinh.

Tinhte-Mose-vuot-bien-3.
Tranh vẽ minh họa cảnh Moses đang dẫn dắt đoàn người Do Thái vượt biển

Nếu thật sự, tất cả diễn biến quá trình thực hiện kế hoạch của Moses đều diễn ra như những giả thuyết trên thì ông xứng đáng trở thành nhà dự báo thủy triều vĩ đại trong lịch sử chứ không chỉ đơn thuần là phép lạ của Chúa Trời. Có chăng Thiên Chúa đã tạo nên cơn gió mạnh thổi suốt đêm giúp kế hoạch được hoàn thiện hơn, nhưng theo các bằng chứng trên thì rõ ràng, phần lớn kế hoạch do Moses vạch ra dựa trên kiến thức uyên thâm và kinh nghiệm của ông. Toàn bộ câu chuyện trên đã được tiến sĩ Parker viết trong cuốn sách "Sức mạnh của biển cả: sóng thần, bão giật, sóng độc và nhiệm vụ dự đoán thiên tai của chúng ta."

Tham khảo WSJWikiBibleThepoweroftheseaFPArtlevin

Monday, November 17, 2014

Thế giới ảnh khỏa thân của Dương Quốc Định: Sức sống của rừng

Rừng là chiếc nôi của sự tồn tại loài người. Trở về với rừng là trở về với người mẹ vĩ đại đã chở che cho chúng ta qua  biết bao thế hệ...
Hi vọng ý thức bảo vệ rừng của các bạn sẽ được nâng cao sao khi xem những hình ảnh do nghệ sĩ Dương Quốc Định thực hiện. Hãy nói không với hành vi chặt phá rừng và tàn sát các loài động vật hoang dã.
S.T

Thế giới ảnh khỏa thân của Dương Quốc Định: Body painting

Hãy cùng ngắm những tác phẩm body painting qua góc nhìn của họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định để thấy thế giới đa sắc màu trong còn mắt người nghệ sỹ và cái tâm khi hướng về nghệ thuật.
Với nguồn gốc lâu đời, body painting xuất phát từ thời cổ đại với mục đích săn bắn, tôn giáo, quân sự (ngụy trang) hay làm đẹp. Trải qua thời gian và các dòng văn hóa khác nhau môn nghệ thuật này vẫn luôn giữ được vẻ đẹp khó cưỡng do nó được thể hiện một cách sinh động trên chính cơ thể con người. Với bàn tay người nghệ sỹ mà tấm toan sống biến đổi, không mặc mà như mặc, hòa quyện con người và thiên nhiên...
S.T