Wednesday, August 27, 2014

101 Mẹo vặt


  1. Chú ý: Câu hỏi trắc nghiệm kiến thức
  2. Chú ý: Lớp tập huấn thành viên Khoác áo
  3. Chú ý: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
  4. Chú ý: Tổ chức sinh hoạt tập thể
  5. kiem tien tren mang
  6. Một số Trạng Việt Nam theo từng thờ
  7. Tổ chức một buổi sinh hoạt
  8. thắc mắc Kĩ năng
  9. Những ca khúc truyền thống cách mạng
  10. Lều Trại
  11. Tổng hợp các bài trống
  12. Kiểm tra chuyên môn Liên Đội
  13. vài nét về Đoàn TNCS
  14. Tóm tắt tiểu sử Bác Hồ
  15. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
  16. Sao và những chòm sao
  17. Ý kiến
  18. tiểu sử tác phẩm của C.Mác
  19. Các ca khúc truyền thống Đội
  20. Điện Biên Phủ
  21. "Hà Nội - Điện Biên Phủ, bản tình ca
  22. Các ca khúc thanh niên
  23. Việt Nam lược sử diễn ca
  24. Các bài trống
  25. Các bài hát họp mặt
  26. lịch sử chữ viết
  27. những câu chuyện lịch sử
  28. Tuyển tập trò chơi vòng tròn
  29. Lược sử Đội TNTP Hồ Chí Minh
  30. Những bài hát lửa trại
  31. Chuyển tải nội dung từ diễn đàn san
  32. Các bài hát sinh hoạt vòng tròn
  33. Những bài hát chia tay
  34. thông tin thể thảoĐại hội Olympics: X+
  35. Tiểu sử cá lãnh tụ lỗi lạc
  36. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
  37. Sống giữa thiên nhiên và môi trường sinh thái
  38. những bài hát thiếu nhi
  39. Tổ chức cắm trại
  40. Lửa trại
  41. Lễ hội Đền Hùng
  42. 101 mẹo vặt - Phần 2
  43. 101 mẹo vặt - Phần 1
  44. Thành viên tham gia tập huấn
  45. Các phương pháp ước đạc
  46. Ngày Tết của các dân tộc Việt Nam
  47. Nhật thực và nguyệt thực
  48. Dự báo thời tiết
  49. Dấu đường - Dấu vết
  50. Chánh cương vắn tắt của Đảng

1. CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Để làm mất các vết bẩn, điều lý tưởng là tẩy vết bẩn ngay tức thời. Khi vết bẩn có thời gian thấm dính và khô đi, chúng thường khó tẩy sạch và đôi khi để lại dấu vết không phai. Sau đây là một vài thí dụ của vết bẩn thường gặp.

RƯỢU VANG
Rượu vang thường dễ đổ trên thảm lót nhà, quần áo, vải vóc… Hãy làm quen với các phương pháp tẩy phù hợp với mỗi trường hợp.

BÚT LÔNG
Trẻ em khó cưỡng lại sự cám dỗ để vẽ lên tường và đồ vật. Ngoài ra, đôi khi viết cài trong túi áo cũng bị chảy mực.

PHẤN HOA
Nếu bạn chạm vào cành hoa huệ, phấn hoa vàng của nó có thể làm bẩn áo bạn.

TRỨNG
Lòng đỏ trứng lan nhanh lên quần áo và khăn bàn. Nếu bạn không chùi ngay, vết bẩn sẽ khô và tạo ra một vết vảy.

2. CÁC LOẠI VẾT BẨN
Các vết bẩn được chia thành loại, tuỳ theo chúng tạo ra vết vảy, thấm vào hoặc in sâu vào vải, nhưng có những quy tắc chung áp dụng cho cả ba loại. Dù vết bẩn như thế nào, cần phải lưu ý bề mặt của vật bị bẩn ( lớp phủ, màu sắc, nét đặc biệt…). Đối với bất cứ vết bẩn nào, trước tiên bạn cần thử chất tẩy vết ở bề mặt bị che khuất, để cho việc tẩy vết của bạn không làm cho vết bẩn thêm xấu đi.

VẾT TẠO RA VẾT VẢY
Những chất có độ cứng, như nước xốt cà chua để lại lớp bẩn trên bề mặt vì vết này không thấm vào trong được.

VẾT THẤM
Khi bạn làm đổ các chất lỏng như mực, nước trái cây, rượu nho và cà phê, chúng thấm vào thớ vải và tấm nệm.

VẾT IN SÂU
Khi bạn ngồi lên thức ăn hoặc đạp bùn, sẽ để lại các vết khô hoặc hằn sâu.

3. VẾT BẨN KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC
Nếu bạn không xác định được nguồn gốc vết bẩn, bạn nên thận trọng : bạn cần chọn một chất tẩy nhẹ. Hãy thoa chất tẩy lên vật bẩn và giặt rửa như thường lệ. Dùng miếng xốp nhúng nước nóng và đặt lên vết bẩn.

4. DỤNG CỤ VÀ CHẤT TẨY
Sau đây là một số dụng cụ cần thiết để tẩy các vết bẩn thông thường. Bạn cần mua các dụng cụ và chất tẩy vết này để dùng ngay khi cần. Hãy dùng giấy thấm hoặc vải trắng (vì nó không làm hư màu sắc) để thấm vết bẩn hoặc thoa chất tẩy.
Bông gòn, Giấy bao bì, Giấy thấm, Miếng xốp, Tăm quấn bông gòn, Giẻ trắng, Bao tay cao su, Muỗng, Chanh, Tinh dầu bạc hà, Cồn 90 độ, Dầu tẩy rửa sàn, Glycérine, Hàn the, Xà phòng bột, Bột phấn
VẬT DỤNG PHỦ NỀN NHÀ

5. VẾT DÍNH CHẮC VÀO CHẤT VINILA
Phần lớn các chất lỏng đổ trên bề mặt của chất vinila dễ được tẩy sạch, nhưng những vết xước và gót giày lại làm hỏng chất này. Bạn hãy lưu ý, những vết xước dễ gây ra khi bạn di chuyển vật dụng bằng cách lôi kéo chúng. Để xóa các vết xước, bạn dùng giẻ thấm cồn và chà vòng tròn vào vết xước. Cục tẩy cũng có thể làm việc này.

HÃY CHÀ MẠNH ĐỂ TẨY VẾT BẨN

6. VẾT CHÁY TRÊN VINILA VÀ BẦN

Vết cháy thường xảy ra, nhất là khi bạn dùng diêm mồi bếp ga. Nếu lớp phủ gồm nhiều miếng ô vuông, bạn chỉ cần thay miếng ô vuông bị vết cháy. Nếu lớp phủ là một tấm lớn, bạn nên theo các phương pháp sau đây:

CHÀ BẰNG GIẤY RÁP BỘT THỦY TINH
Những vết cháy nhỏ trên vinila hoặc bần sẽ biến mất dễ dàng, nếu bạn chà bằng giấy ráp bột thủy tinh .

CẮT BỎ PHẦN VẾT CHÁY LỚN
Bạn hãy vẽ ô vuông chung quanh vết cháy lớn và cắt bỏ ô vuông này. Sau đó, bạn thay một ô vuông vinila cùng loại vào phần cắt bỏ.

7. VẾT XƯỚC TRÊN TẤM LINOLEUM

Cũng như chất vinila, tấm linoleum cũng dễ bị trầy xước. Để bảo vệ lớp phủ nền tại nhà bếp, phòng tắm và các phòng thường bị ẩm ướt, bạn nên quét một lớp nhũ tương lên bề mặt - lớp này là chất nước nên không tạo ra quầng lên tấm lót.
Hãy dùng xi đánh bóng các tấm linoleum phủ nền phòng . Khi có vết xước, bạn nên dùng nùi phoi sắt nhúng cồn mà chùi.

HÃY CHÀ SẠCH VỚI NÙI PHOI SẮT

8. VẾT BẨN TRÊN SÀN KHÔNG PHỦ LỚP CHẤT DẺO TRONG

Sàn nhà bằng gỗ dễ bảo quản nhất. Nhưng nếu sàn không phủ lớp chất dẻo trong, chất lỏng đổ xuống sàn có thể thấm vào gỗ vì gỗ xốp. Bạn cần hành động nhanh để tránh những vết bẩn không tẩy xóa được. Muốn bảo vệ sàn gỗ lâu bền, bạn nên phủ lớp chất dẻo trong lên gỗ.

1. Dùng miếng xốp thấm chất lỏng. Để làm mất vết bẩn, bạn nên mang bao tay cao su và lấy nước tẩy (javel) chà mạnh vào vết bẩn. Sau đó, dùng xà phòng rửa sạch sàn gỗ.

2. Khi vết bẩn đã khô, sàn gỗ sẵn sàng được phủ một lớp chất dẻo trong. Nên chọn chất phủ trong suốt. Dùng bàn chải trung bình và quét theo chiều của thớ gỗ. Bạn có thể quét nhiều lớp chất phủ.

9. VẾT XƯỚC TRÊN SÀN CÓ LỚP PHỦ

Sàn có lớp phủ được bảo vệ chống lại vết bẩn, nhưng không chống được vết xước, nhất là khi người ta di chuyển vật dụng mà không nhấc chúng lên. Để không phải thay thế một phần sàn - giải pháp này thường tốn kém tiền bạc - bạn nên theo kỹ thuật sửa chữa bằng hai giai đoạn sau đây:

1. Để làm cho gỗ bằng phẳng, bạn hãy chà nhẹ với nùi phoi sắt mịn. Hãy làm cẩn thận theo chiều vết xước nhằm không gây hư hại thêm. Đừng quên mang bao tay cao su khi làm việc này.

2. Dùng giẻ nhúng xi nâu và xi có màu của sàn, chà lên vết xước. Hãy làm nhẹ nhàng và cẩn thận cho đến khi bạn không phân biệt được vết xước nữa. Màu xi phải cùng màu với sàn gỗ.

10. VẾT MỰC TRÊN SÀN
Vết mực của viết máy có thể khó được tẩy sạch, nhất là khi người ta không phát hiện nó ngay. Bạn hãy dùng tăm quấn bông gòn nhúng nước tẩy (Javel) và bôi lên vết mực. Dùng giấy thấm để thấm nước này; hãy làm lại thao tác này nếu thấy cần. Nhớ là bôi nước tẩy chứ không chà xát lên gỗ ; vì nước tẩy có thể để lại vệt màu trắng trên gỗ. Nếu vết mực quá lớn, hãy xóa lớp véc ni và dùng chất tẩy đặc biệt dành cho gỗ.


Little Eagle - March 25, 2004 01:41 PM (GMT)
Sưu tầm từ kho tư liệu Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh

11. NẾN SÁP TRÊN SÀN
Nếu sáp nóng rơi trên sàn gỗ, hãy đặt ngay túi nước đá lên để làm cho nến cứng lại. Dùng lưỡi dao hoặc vật tương tự nạy nhẹ nến sáp lên. Sau khi làm xong, bạn dùng miếng giẻ chà nhẹ để xoá bỏ lớp màng nến. Bạn dùng xi cùng màu gỗ chà lên vết nến. Nếu nến sáp lưu lại các vết nóng, bạn nên chà dầu bóng kim loại theo chiều gỗ.

12. VẾT BẨN TRÊN CA RÔ LÁT

Theo quy tắc chung, ca rô lát bằng sứ thật dễ bảo quản. Bạn chỉ cần thỉnh thoảng chùi sàn ca rô với nước nóng trộn nước rửa chén. Đừng thoa xi lên ca rô, vì dễ làm cho ca rô thêm trơn trợt. Hãy chà gạch lát nung với nước và nước tẩy đa dụng, sau đó bôi xi cho gạch. Nước tẩy cũng dùng cho gạch đá, sau khi gạch đã được đánh bóng.

XOÁ CÁC QUẦNG TRẮNG
Hãy chùi ca rô với nước pha dấm (60 ml dấm cho 5 lít nước). Việc này ngăn cản vôi trong lớp dưới của xi măng trồi lên bề mặt ca rô.

GẠCH BẰNG ĐÁ
Nói chung, gạch bằng đá có phủ véc - ni, nên khó có vết bẩn. Hãy dùng bàn chải mịn để làm sạch các rãnh.

Ca rô lát bằng sứ là chất liệu không thấm nước .Chất acid trong thức ăn có thể lưu lại vết trên gạch cẩm thạch. Đá đen chóng cũ, không thấm nước và khó có vết bẩn
HẢM VÀ VẢI LÀM THẢM


13. TẨY RỬA NHANH

Bí quyết chùi sạch các vết bẩn trên thảm và vải làm thảm là can thiệp kịp thời nhưng cần làm từ ngoài vào trong, để tranh vết bẩn lan ra. Muốn không để lại dấu vết, cần thấm nhẹ vết bẩn hơn là chà xát nó. Nhớ đừng bao giờ dùng nước nóng. Có hai loại vết bẩn trên thảm : vết bẩn lưu lại vảy kết và vết bẩn thấm vào trong sợi. Các vết bẩn khác , chẳng hạn máu đông hoặc trứng, rất khó tẩy sạch.

THU DỌN VẬT ĐỔ
Trước tiên, bạn cần thu dọn vật đổ để có thể chùi sạch. Bạn hãy hành động nhanh, trước khi nó có thời gian thấm vào thảm.

THẤM HÚT CHẤT LỎNG
Chất lỏng thấm nhanh vào thảm. Dùng giấy thấm trắng để hút thấm kịp thời. Nếu cần, hãy làm nhiều lần để có thể hút tối đa chất lỏng đổ.

LÀM BIẾN MẤT VẾT BẨN
Sau khi đã hút phần lớn chất lỏng, hãy dùng xà phòng nước chùi sạch. Nếu chỗ chùi sạch rộng hơn các chỗ khác, bạn nên chùi cả tấm thảm.

14. VẾT THỨC ĂN

Vì thảm và vải làm thảm là những thứ đắt tiền trong nhà, nên bạn cố gắng hết sức để khỏi thay thảm mới. Bạn hãy tham khảo bảng dưới đây nhằm tìm giải pháp cho một vài vết thức ăn thường gặp.

LÒNG ĐỎ TRỨNG
Dùng dao nạy lòng đỏ, sau đó lấy giẻ trắng thấm chất tẩy lỏng chà vào vết lòng đỏ còn sót lại. Nếu vết lòng đỏ không biến hết sau khi thảm đã khô, hãy dùng xà phòng nước để chùi, nhưng đừng làm quá ướt tấm thảm.

MÙ TẠT
Hãy thu dọn mù tạt rơi đổ, sau đó tẩy vết bẩn với nước hòa với xà phòng. Nếu vẫn còn vết, hãy dùng dung dịch ammoniac pha thật loãng bôi vào vết bẩn (5 ml ammoniac cho 0,5 lít nước lạnh)

XỐT CÀ CHUA
Hãy thu dọn xốt cà chua, và thoa vết bẩn bằng nước nóng. Hãy dùng giấy thấm cho khô nước. Thoa kem chùi sàn lên vết bẩn, và lau chùi sạch. Nếu chỉ còn một vết trên thảm khô , hãy xịt chất tẩy lên nó.

TRÁI CÂY MÀU ĐỎ
Hãy lượm trái cây bị giẫm đạp. Dùng giấy thấm hút nước cốt trái cây còn sót lại. Sau đó, lấy giẻ lau chùi . Vài phút sau, xả sạch lần nữa. Hãy đánh bằng nùi cho khô, và rửa lại bằng xà phòng.

CÀ RI
Hãy thu dọn cà ri và chùi với hàn the - 15 gr, tức một muỗng canh, cho một nửa lít nước nóng - , hoặc dùng glycérine chà mạnh tấm thảm.

SÔ CÔ LA
Chờ cho sô cô la khô lại và dùng dao nạy lên. Dùng xà phòng bôi vào thảm và chùi mạnh. Khi thảm khô, hãy bôi chất tẩy lỏng lên vết bẩn.

CỦ CẢI ĐƯỜNG
Đừng cố gắng tẩy sạch tấm thảm hoặc vải làm thảm khi nó dính vết củ cải đường. Bạn nên mời chuyên viên tới nhà xử lý hoặc bạn mang thảm tới tiệm tẩy đồ vải.

MỨT VÀ ĐỒ HỘP
Hãy dùng muỗng thu dọn mứt đổ, và chùi với nước nóng. Lấy xà phòng tẩy sàn để rửa và dùng cồn 90 độ làm sạch vết bẩn.

15. VẾT MỠ

Trong bữa ăn, đôi khi thức ăn như xốt mayonnaise, bơ, nước xốt dầu giấm, kem, nước đá và xốt thịt bị đổ xuống thảm. Những thứ này đều chứa dầu hoặc mỡ. Dầu mỡ lưu lại vết nếu người ta chùi không thật sạch. Điều lý tưởng là lấy đi càng nhiều mỡ càng tốt trước khi tấn công vào vết mỡ thật sự. Nguyên tắc cũng giống như tẩy các vết của mỹ phẩm hoặc dầu mỏ.
Để chùi lông của thảm bẩn, bạn cần tuân theo cách xử lý trong ba giai đoạn:

1. Nếu là một chất dày đặc, hãy bắt đầu bằng cách thu dọn càng kỹ càng tốt, sau đó dùng giấy thấm hút chất mỡ. Nếu chỉ còn một vết nhỏ, nên dùng một chất tẩy vết. Nếu không được, bạn hãy qua giai đoạn hai.
2. Đặt một miếng giấy bao bì lên vết mỡ, mặt đục áp vào thảm. Áp bàn ủi nóng lên miếng giấy. Khi giấy đang hút mỡ, hãy kéo miếng giấy qua lại hầu cho nó hút toàn bộ vết mỡ. Hãy chú ý đừng áp bàn ủi trực tiếp vào thảm.
3. Nếu vết bẩn vẫn còn, hãy dùng miếng xốp nhúng dầu chùi sàn mà chùi vết mỡ. Hãy xát nhẹ phần thảm trong vài phút, rồi lấy khăn chùi sạch. Nếu vết mỡ vẫn còn hoặc xuất hiện lại, hãy dùng dầu gội đầu để rửa.

Little Eagle - March 25, 2004 01:48 PM (GMT)
Sưu tầm từ kho Tài liệu Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh

16. THỨC UỐNG ĐỔ XUỐNG THẢM

Các sợi thảm hút chất lỏng rất nhanh. Vì thế cần phải xử lý kịp thời để có kết quả tốt. Sau khi đã rửa sạch chất lỏng, hãy vuốt các sợi thảm theo chiều của chúng và cứ để chúng khô cách tự nhiên.

TRÀ
Khi nước trà vừa bị đổ, cần thấm hút ngay và rảy nước có hơi, hoặc rửa bằng nước nóng. Nếu trà có pha sữa, hãy rửa với dầu chùi sàn. Khi thảm khô,hãy phun chất tẩy khí dung.
CÀ PHÊ
Bạn có thể chùi sạch nước cà phê cùng một cách như chùi nước trà. Hãy thấm cà phê với giấy thấm, rồi dùng nước nóng làm tan vết cà phê.
NƯỚC BIA
Vết nước bia mới đổ có thể được làm sạch như đối với trà và cà phê. Dùng cồn 90 độ chùi cẩn thận các vết nước bia đổ đã lâu.
RƯỢU
Hãy rảy nước có hơi lên vết rượu hoặc rửa bằng nước nóng. Dùng giấy thấm để thấm cẩn thận chất lỏng. Nếu vết vẫn còn, hãy sử dụng dầu chùi sàn ; nếu vết rượu đã cũ, hãy dùng cồn 90 độ để rửa.
RƯỢU NHO KHÔNG CÒN LÊN MEN VÀ CÁC LOẠI RƯỢU MÙI
Những thức uống này tạo ra vết có màu và dính chặt hơn các loại rượu khác. Hãy làm nhạt vết bẩn bằng nước nóng và xả sạch. Dùng dầu chùi sàn để rửa. Nếu vết bẩn vẫn còn, hãy dùng chất tẩy vết.
NƯỚC CỐT TRÁI CÂY
Bạn hãy hành động nhanh, vì nước cốt trái cây lưu lại những vết không phai. Thấm hút chất lỏng bằng giấy thấm. Hãy chà bằng que tẩy vết thích hợp và rửa lại bằng dầu gội đầu. Nếu vết vẫn còn, bạn nên dùng cồn 90 độ để rửa.
SỮA
Bạn hãy hành động nhanh, vì tấm thảm thấm sữa sẽ bốc lên mùi sữa vón cục khó chịu. Bạn rửa bằng nước nóng. Khi thảm đã khô, hãy phun chất tẩt vết lên chỗ bẩn.
CÀ PHÊ SỮA VÀ SÔ CÔ LA
Các vết sô cô la và cà phê sữa vừa có màu vừa có mỡ, giống như trà cà phê. Hãy dùng nước ấm để rửa. Bôi dầu chùi sàn vào vết bẩn, và khi thảm khô, hãy sử dụng một chất tẩy lỏng.

17. VẾT RƯỢU VANG ĐỎ

Vết rượu vang xuất hiện khá thường xuyên trên thảm. Một trong các giải pháp khẩn cấp tốt nhất là rót rượu vang trắng lên vết bẩn. Việc này công hiệu hơn là rắc muối, như nhiều người thường nghĩ. Hãy làm sạch vết bẩn theo các giai đoạn sau đây:
1. Nếu bạn có sẵn một ly rượu vang trắng , hãy rót nó ngay lên vết rượu vang đỏ. Hãy lưu ý cho rượu phủ toàn bộ vết bẩn.
2. Dùng giấy thấm để thấm hút rượu, nhớ ấn mạnh giấy xuống thảm nhằm hút càng nhiều rượu càng tốt.
3. Dùng nước nóng rửa vết bẩn. Bôi dầu chùi sàn và chà xát mạnh để dầu thấm sâu vào các sợi thảm. Hãy xả sạch với nước nóng. Làm lại thao tác này nhiều lần cho đến khi vết bẩn biến mất.
4. Nếu vết bẩn vẫn còn, hãy trộn glycérine và nước nóng, hai phần bằng nhau. Cứ để yên trong một giờ. Sau đó, xả bằng nước sạch và thấm hút cho thật khô.

18. VẾT VẬT DỤNG GIA ĐÌNH

Mọi gia đình đều có một số hoá phẩm nào đó, như dầu chùi bóng, nước rửa, thuốc men,, mỹ phẩm, keo dán… Phần lớn các chất này tạo ra vết bẩn có màu khó tẩy xóa, một khi chúng đã thấm vào thảm. Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn xử lý hữu hiệu các vết bẩn như thế.
XI ĐÁNH GIÀY
Để tránh gây tai hại thêm cho thảm, bạn nên lót giấy báo dưới giày trước khi bạn đánh xi. Nếu thảm bị vết xi, hãy dọn sạch xi trước tiên. Sau đó, dùng rượu trắng chùi vết bẩn, và xả sạch bằng nước nóng.

THUỐC MEN
Các vết dính của thuốc men được rửa bằng dầu chùi sàn, nhưng cũng có thể dùng dung dịch có nhiều hyposulfite ( chất định hình của thợ rửa ảnh). Pha 2,5 ml (nửa muỗng cà phê) trong một phần tư lít nước nóng. Dùng miếng xốp nhúng dung dịch và áp vào vết bẩn. Khi đã khô, hãy dùng dầu chùi sàn rửa lại lần nữa.

NẾN SÁP
Nến màu đôi khi làm cho thảm phai màu, nhưng vết nến dễ tẩy xóa với cồn 90 độ. Trước hết, bạn dùng dao nạy nến lên, sau đó lấy giấy bao bì đặt lên vết nến và dùng bàn ủi nóng áp vào. Lúc ấy, nến sẽ dính hết vào giấy.

DẦU ĐÁNH BÓNG
Khi bạn đánh bóng các dụng cụ, bạn không nên đứng gần tấm thảm. Nếu có vết dầu này trên thảm, bạn hãy lau ngay, kẻo nó thấm vào thảm. Bạn dùng rượu trắng tẩm vào vết bẩn và chờ cho khô. Sau khi thảm khô, có thể sót lại một chút bột cặn. Bạn nên dùng bàn chải cứng để tẩy bột này. Cuối cùng, bạn dùng dầu chùi sàn để rửa lại.

SƠN MÓNG TAY
Hãy dùng giấy thấm để thấm tối đa vết sơn. Lấy bông gòn thấm nước tẩy sơn móng tay, và bôi vào vết bẩn. Trước đó, bạn nên thử vào phần khuất của thảm, vì nếu nước tẩy thấm vào lưới thảm, nó có thể làm hư thảm. Nếu vẫn còn vết màu, bạn sử dụng cồn 90 đó. Sau đó, dùng dầu chùi sàn rửa lại.

HẮC ÍN
Các vết đen và dính chặt, khó được xóa sạch, một khi chúng dính vào sợi thảm. Trước hết, bạn gở hắc ín ra, rồi rửa sạch thảm với glycérine và nước nóng hòa trộn phần bằng nhau. Bạn chờ một giờ, sau đó xả sạch. Khi thảm khô, bôi chất tẩy vết vào. Một phương pháp khác khá công hiệu là chà xát thảm với tinh dầu bạc hà.
BỘT NẶN
Đôi khi bột nặn của trẻ con bị giẫm đạp trong thảm. Bạn cần dùng dao nạy càng nhiều càng tốt bột này. Các vết nhỏ được chùi sạch bằng xăng, còn vết lớn chùi bằng chất tẩy vết.

BÚT LÔNG
Cần phải hành động nhanh kẻo mực thấm vào thảm. Dùng tăm bông gòn thấm mực ở các vết nhỏ ,và dùng giấy thấm cho các vết mực lớn. Nếu vết tương đối nhỏ, hãy chùi sạch bằng cồn 90 độ ; nếu vết lớn, bạn cần phun chất tẩy vết.

MỰC VIẾT MÁY
Mực cần có sự xử lý đặc biệt. Trước tiên, bạn tẩm nước nóng vào, để làm giảm màu của vết mực, sau đó, hãy thấm khô nước. Dùng giẻ trắng thấm nước nóng và xà phòng, chà xát trong 15 phút. Hãy làm lại thao tác này cho đến khi vết mực biến mất, và hãy nhớ thấm khô trước khi lập lại thao tác mới. Xả bằng nước sạch và thấm cho thật khô.

KẸO CHEWING-GUM
Kẹo chewing-gum cứng lại khi tiếp xúc lâu với túi nhựa chứa nước đá. Sau khi nó đã cứng lại, bạn có thể làm cho nó rạn nứt và dùng móng tay nạy nó ra. Nếu nó vẫn còn, hãy dùng chất tẩy lỏng để xử lý và xả lại với nước nóng.
Hãy hành động trước khi Kẹo dính vào giày như keo dán, kẹo dính sâu vào sợi thảm

19. VẾT SƠN

Dù bạn, đã dùng bao ni lông trải xuống sàn trước khi bạn vẽ tranh, đôi khi các giọt sơn vẫn rơi xuống thảm được. Nói chung, nếu cuối ngày bạn mới phát hiện vết sơn, thì nó đã có thời gian để khô rồi. Sau đây là vài giải pháp giúp bạn chùi sạch vết sơn mới và cũ, dù là sơn tranh thủy mạc hoặc sơn dầu.

SƠN CÓ RƯỢU VINYLIC
Nếu sơn còn ướt, thấm nước lạnh vào nó. Lưu ý đừng cho vết sơn lan rộng ra. Nếu sơn đã khô, hãy dùng cồn 90 độ để xử lý, tuy nhiên bạn phải làm thử trước. Sau đó, rửa sạch với dầu chùi sàn.

SƠN DẦU
Nếu sơn còn ướt, dùng giấy thấm để thấm hút sơn và rửa sạch với dầu chùi sàn. Nếu vết sơn đã cũ, hãy dùng chất tẩy vết (sau khi đã làm thử). Nếu vết sơn vẫn còn, hãy dùng kéo cắt các sợi thảm dính sơn.

20. KEO DÁN DÍNH TRÊN THẢM
Khi bạn dùng keo, nhớ luôn chùi phần dư, vì nó có thể rỉ nhỏ giọt. Keo nước, ột khi đã khô, có thể chịu đựng được nước, còn keo gôm có thể được tẩy sạch bằng xăng. Cách thức dễ dàng nhất là cắt các đầu sợi thảm dính keo.
Dùng kéo cắt móng tay để cắt đầu sợi thảm
HÃY CẮT CÁC ĐẦU SỢI THẢM DÍNH KEO

21. VẾT CHÁY

Các vết cháy trên thảm thường là do tàn thuốc lá hoặc bụi than cháy dở. Hãy dùng giấy ráp thủy tinh để chà các vết cháy nhỏ. Nếu có vết cháy lớn, bạn nên thay một miếng thảm nhỏ khác.

1. Bạn đặt miếng thảm thay thế (tất nhiên cùng loại và cùng màu) lên tấm thảm và dùng dao sắc cắt hai miếng cùng một lúc.
2. Cất miếng cũ đi, và đặt miếng mới vào đúng vị trí. Bạn dùng keo dính hai mặt để dán miếng thảm này.

22. VẾT DO CƠ THỂ NGƯỜI TẠO RA
Đó là những vết mà bạn cần làm sạch ngay vì lý do vệ sinh. Hơn nữa, nước tiểu, chất nôn và phân gây ra mùi khó chịu kéo dài, nếu chúng không được rửa sạch ngay.

NƯỚC TIỂU
Hãy sử dụng nước tẩy khử mùi, hoặc chà rửa bằng nước lạnh, sau đó thấm hút sạch. Kế đến, bạn chùi rửa bằng dầu chùi sàn, và xả nước lạnh hòa với vài giọt nước khử mùi.

CHẤT NÔN
Thu dọn chất nôn và rửa với dung dịch gồm 15 gr ( một muỗng cà phê) hàn the hòa tan trong nửa lít nước nóng . Xả sạch với nước nóng pha nước sát trùng.

VẾT PHÂN
Thu dọn phân và lưu ý đừng cho vết bẩn lan rộng. Dùng nước nóng pha vài giọt ammoniac bôi nhẹ lên vết bẩn.

BÙN
Cứ để bùn khô trong vài giờ, trước khi dùng bàn chải cứng và chà sạch bùn, sau đó hút hết bụi. Bạn hãy rửa vết bẩn bằng cồn 90 độ.

HÃY ĐÁNH SẠCH BÙN SAU KHI BÙN ĐÃ KHÔ TƯỜNG, CỬA SỔ VÀ ỐNG KHÓI
TƯỜNG, CỬA SỔ VÀ ỐNG KHÓI

23. VẾT TRÊN GIẤY PHỦ TƯỜNG
Giấy phủ tường, nếu chùi rửa được, là vật liệu lý tưởng, khi người ta sống trong một thành phố ô nhiễm hoặc có nhiều người hút thuốc trong nhà. Nếu giấy phủ tường không chùi rửa được, bạn hãy tuân theo các chỉ dẫn dưới đây :

XÓA CÁC VẾT MỠ
Bạn đặt tờ giấy bao bì lên vết bẩn, và dùng bàn ủi nóng (nhưng không quá nóng) áp lên giấy. Hãy tiếp tục như thế với tờ giấy sạch khác.

TẨY CÁC VẾT DƠ
Dùng ruột bánh mì chà lên vết bẩn. Nếu cần, làm lại thao tác này cho đến khi vết bẩn biến mất.


24. DẤU NGÓN TAY TRÊN TƯỜNG
Bạn dùng cục tẩy chà mạnh lên các vết ngón tay. Vết ngón tay thường xuất hiện chung quanh những vị trí được sử dụng nhiều, chẳng hạn công tắc đèn điện…Hãy sử dụng một chất bảo vệ không nhám để tẩy sạch các vết thức ăn.
MỖI LẦN, HÃY CHÙI SẠCH MỘT DIỆN TÍCH NHỎ.

25. DẤU VẾT MỰC TRÊN GIẤY PHỦ TƯỜNG

Khi có trẻ con trong nhà, giấy phủ tường thường bị chúng vẽ nguệch ngoạc lên. Các dấu bút lông, cũng như bút mực, là rất khó xoá. Cách đơn giản nhất là dán một miếng giấy phủ tường khác thay thế, như hướng dẫn sau đây:

1. Xé cẩn thận một miếng giấy mới với diện tích tương đương vết mực, và nhớ đừng dùng kéo cắt giấy : bờ giấy không đều tạo kết quả tốt đẹp hơn.

2. Đặt miếng giấy đã xé lên vết mực. Cần đặt sao cho khớp các họa tiết, và dán bằng keo. Nếu giấy phủ tường đã cũ, bạn nên đặt miếng giấy mới ngoài trời một lát cho nó phai cũ đi.

26. VẾT MỐC
Tường nhà bếp và phòng tắm lạnh là những nơi dễ có vết mốc.
Nấm xuất hiện dưới dạng những vết nhỏ sẫm, và mau lan ra nếu người ta không kịp thời xử lý. Bạn dùng nước tẩy nhẹ để rửa phần có vết mốc. Hãy kiểm tra các xó xỉnh và cửa sổ. Cần phun chất khử trùng hoặc bôi chất này vào các vị trí ấy.

27. VẾT BÚT CHÌ MÀU
Vết bút chì đen dễ tẩy xóa với cục gôm, nhưng bạn không thể xóa vết bút chì màu trên giấy phủ tường. Bạn cần dán miếng giấy khác chồng lên vết bút chì, hoặc cần vẽ lại nếu tường đã được vẽ. Nếu giấy phủ tường là bằng vinila, bạn có thể dùng miếng xốp thấm dầu chùi soong để xóa vết.

28. VẾT NGÓN TAY TRÊN CỬA KÍNH

Tay và ngón tay để lại nhiều vết mỡ trên cửa kính, nhất là chung quanh tay nắm cửa. Đặc biệt, trẻ con và vật nuôi thường làm dơ cửa kính, khi chúng đi liên tục phòng này sang phòng khác. Cần lau chùi các vết này dần dần,vì khi chúng xuất hiện quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy khổ sở lúc làm việc.

1. Bạn trộn giấm với nước : đó là chất tốt để khử mỡ cho cửa kính. Bạn nên dùng bình phun để làm việc.

2. Để cho kính thật sạch, bạn dùng giấy báo cuộn tròn mà lau. Mực in làm cho cửa kính thêm bóng.

29. KÍNH THẬT SẠCH

Cần lau cửa kính theo định kỳ, bên trong lẫn bên ngoài. Tốt nhất, bạn nên làm vào ngày trời đầy mây, vì lúc đó, vết bẩn và dấu ngón tay nổi rõ trên kính. Mặt khác, nếu khung cửa kính khô nhanh dưới ánh sáng mặt trời, dễ có các quầng trên kính.

30. VẾT CÔN TRÙNG TRÊN KÍNH

Do ánh sáng hấp dẫn loài vật, ruồi và các côn trùng khác thường va vào cửa kính, để lại những vết bẩn tạo ra vảy kết khi khô lại. Bạn hãy dùng cồn 90 độ để chùi sạch các vết này. Nên dùng giẻ mềm để không làm trầy cửa kính, nhưng cứ chà xát mạnh.

31. VẾT CHÁY TRÊN ỐNG KHÓI

Hãy lau chùi theo định kỳ phần gạch xây và vỏ ngoài, vì lửa ngọn liếm ra ngoài vách có thể để lại những vết đen. Dùng bàn chải và nước chà sạch các vết này, sau đó dùng miếng xốp nhúng giấm, chà thật kỹ.

32. VẾT BỒ HÓNG TRÊN GẠCH

Vết bồ hóng xuất hiện nhiều trong nhà có ống khói. Hãy dùng máy hút bụi để hút những vết nhỏ, sau đó chà mạnh bồ hóng với bàn chải nhúng nước. Bạn có thể làm biến mất các vết xuất hiện lâu ngày, với một giọt acid chlorhydric hoà trong nước. Hãy cẩn thận, vì chất này độc và ăn mòn.

HÃY CHÀ MẠNH CÁC VẾT BỒ HÓNG LỚN

33. VẾT TRÊN ỐNG KHÓI BẰNG CẨM THẠCH
Cẩm thạch nổi tiếng là cứng và kháng lại vết xước , nhưng nó tương đối rỗng. Khi người ta làm đổ chất lỏng lên cẩm thạch, như rượu nho, cà phê, nước trà…,đôi khi có vết bẩn lưu lại .

1. Để tránh cho chất lỏng không thấm vào đá, hãy phủ vết bẩn với muối. Thu dọn số muối này và phủ thêm lớp muối khác vào vết bẩn, cho đến khi toàn bộ chất lỏng được hút hết.
2. Nếu vết bẩn vẫn còn , hãy đổ sữa lên một lớp muối mới. Cứ để yên như thế vài ngày, rồi chùi sạch bằng khăn ướt.

34. CHÙI PHẦN ĐẾ CỦA VÒI NƯỚC

Chất bẩn và cáu vôi đọng lại trong các kẽ của phần đế vòi nước. Bàn chải đánh răng cũ là dụng cụ lý tưởng để đánh sạch các vết bẩn này. Nhúng bàn chải vào nước rửa chén, và chà nhẹ trong vài phút, cho đến khi không còn vết bẩn nào.

HÃY CHÀ VỚI BÀN CHẢI ĐÁNH RĂNG CŨ

35. CHÙI CÁC RÃNH GẠCH LÁT
Chất cáu tụ lại rất nhanh ở các rãnh gạch lát trong bếp và phòng tắm. Để chùi sạch, bạn dùng một bàn chải đánh răng cũ hoặc bàn chải mềm nhúng nước javel. Nếu các rãnh thực sự quá bẩn, bạn cần làm nhiều lần.
HÃY CHÀ VỚI MỘT BÀN CHẢI MỀM

38. VẾT TRẦY TRÊN BỒN TẮM BẰNG ACRYLIC
Bạn có thể xóa các vết trầy nhỏ bằng cách dùng giẻ nhúng dầu chùi đồng để chùi. Nếu vết trầy khá sâu, hãy dùng giấy nhám hạt mịn và chùi đều. Hãy thấm ướt giáy nhám và chà cho đến khi rãnh mòn bằng như thường. Sau đó dùng dầu bóng đánh cho láng.

HÃY DÙNG GIẤY NHÁM NHÚNG ƯỚT

39. VẾT MỐC TRÊN MÀN PHÒNG TẮM
Khi phòng tắm có hơi nước và nóng, với mức gió nhẹ, màn bằng nhựa không có thời gian để khô. Sự ẩm ướt tạo cơ hội cho nấm mốc phát triển. Mốc xuất hiện trên màn dưới dạng những mảng lớn tương tự như cáu bẩn. Bạn nên tuân theo các hướng dẫn dưới đây để làm tan các vết mốc:
• Dùng nước Javel tẩy các vết nhỏ. Bạn cũng có thể dùng chất sát trùng hòa với nước.
• Khi tấm màn có nhiều vết mốc, hãy rửa màn với nước Javel, hoặc nhúng màn vào nước, hoặc tẩm nước Javel vào vết bẩn. Sau đó xịt thuốc khử trùng vào màn để mốc không còn điều kiện phát triển , và rửa màn một lần nữa.

HÃY NHÚNG MÀN VÀO NƯỚC JAVEL

40. VẾT BẨN TRÊN BỒN TẮM
Việc bảo quản bồn tắm tuỳ thuộc vào chất liệu của bồn tắm. Sau đây là vài mẹo giúp bạn chùi sạch các vết trên sứ phủ chất dẻo trong hoặc tráng men. Hãy tránh dùng các chất nhám ráp kẻo trầy lớp phủ.

CÁC VẾT MÀU XANH
Các vết này do chất khoáng trong nước lưu lại, khi vòi nước rỉ. Hãy dùng miếng xốp thấm nước rửa chén và chà mạnh vào vết bẩn. Không dùng chanh hoặc giấm, vì các chất này tấn công vào men.
VỆT CÁU
Để tránh các vệt cáu, cần chùi rửa bồn tắm sau mỗi lần sử dụng. Nếu cáu tụ lại ở phần chung quanh, hãy dùng nước rửa chén để chùi. Nếu cáu vẫn còn, dùng giẻ nhúng rượu và chùi. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
CÁU VÔI
Hãy dùng nước rửa chén để chùi bồn tắm tráng men . Hãy nhớ rằng các cáu vôi dễ nhìn thấy trong một bồn tắm có màu sẫm.
VẾT GỈ SẮT
Trước tiên, hãy thử theo phương pháp dùng cho các vết màu xanh. Nếu kết quả chưa thoả mãn, hãy dùng chất tẩy gỉ đặc biệt.
Dụng cụ chùi bồn tắm.
THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ NHÀ BẾP

Little Eagle - March 25, 2004 02:01 PM (GMT)
Sưu tầm từ kho Tài liệu Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh

41. LÀM TRẮNG CHẬU RỬA BẰNG SỨ

Lớp sứ của chậu sẽ phai màu khi nó đã cũ, hoặc khi cáu bẩn nằm trong các vết xước . Để chậu có lại màu trắng sáng, hãy dùng giấy thấm nước javel và đặt sát vào phần trong của chậu. Bạn nhớ mang bao tay cao su đấy nhé. Cứ để vậy trong 30 phút, sau đó, hãy vất giấy đi, và rửa chậu thật sạch.

GIẤY THẤM ĐƯỢC TẨM NƯỚC JAVEL

42. VẾT BẨN TRÊN ĐỒ SỨ

Để làm sạch các vết nhỏ, hãy dùng miếng xốp thấm nước rửa chén và chà mạnh, sau đó rửa sạch. Phương pháp này cũng hiệu quả như các chất đặc biệt dùng cho phòng tắm và vòi sen. Nhớ tránh dùng chất tẩy nhám vì nó dễ làm hư sứ và việc bảo quản càng thêm khó khăn. Với các vết lớn, hãy dùng miếng xốp nhúng rượu và chà mạnh.

43. CHẬU RỬA BẰNG INOX
Các vết bùn và vết ngón tay làm mờ inox. Những vết này dễ xoá bằng cồn 90 độ hoặc giấm. Dùng giẻ thấm dầu bóng inox để đánh cho thật bóng.
Hãy dùng giẻ mềm.

44. CỬA LÒ ĐIỆN

Nhiều lần bạn đã làm đổ thức ăn trên cửa lò điện, nhất là khi cửa lò nằm thấp và bạn có thể đặt các đĩa nóng lên đó. Nếu bạn không chùi ngay, thức ăn này sẽ cháy và lưu lại những vết sẫm. Để chùi cửa bằng thủy tinh, hãy đợi cho lò nguội đã, và dùng nước tẩy để chùi. Hãy chùi cả bên trong lẫn bên ngoài, sau đó lấy giẻ mềm chùi lại.

HÃY ĐỢI CHO LÒ NGUỘI ĐÃ

45. TẤM ĐUN CỦA BẾP ĐIỆN
Đôi khi soong đang sôi làm trào nước ra ngoài. Để tránh cho thức ăn bị trào không dính vào tấm đun, hãy rắc muối lên vết đổ. Sau khi tấm đun nguội lại, hãy phủ nó bằng một miếng giẻ thấm nước rửa chén. Cứ để vậy trong hai giờ, sau đó hãy chùi sạch.

GIẢI PHÁP CẤP THỜI : MUỐI

46. BẢO VỆ VỈ NƯỚNG
Hày chùi tấm vỉ nướng sau mỗi lần sử dụng, để tránh cho thịt dính trở thành vảy kết, và bắt cháy trong lần sau. Một giải pháp khác là lót dưới vỉ một tờ giấy nhôm trước khi nướng. Bạn chỉ cần thay giấy nhôm mỗi khi nó bị dơ.

HÃY LÓT GIẤY NHÔM DƯỚI VỈ NƯỚNG

47. SOONG CHẢO BỊ CHÁY
Sau đây là cách thức chữa một soong bị cháy. Hãy để cho phần cháy khô đi, và cạo ra càng nhiều càng tốt. Sau đó, đổ đầy nước tẩy sinh học vào soong. Cứ để vậy trong hai giờ, rồi đun sôi soong. Chất cháy sẽ bắt đầu tách ra. Hãy đổ nước ra và chà soong . Nếu vết cháy vẫn còn, hãy làm lại thao tác này nhiều lần.

HÃY ĐUN SÔI NƯỚC TẨY

48. SOONG NHÔM
Với thời gian, soong nhôm có xu hướng phai màu khi tiếp xúc với nước đang sôi. Để chữa điều này, hãy đun sôi một hỗn hợp acid và vỏ trái táo. Hãy xả và chùi rửa. Để xóa hết các vết, nhúng soong vào hàn the, hoặc cho thêm nước rửa chén vào.

HỖN HỢP ACID-TRÁI CÂY

49. SOONG INOX

Soong inox được nhiều người ưa chuộng, vì nó chống vết bẩn, nhưng lại chịu tác động bởi nhiệt và muối khoáng. Phần lớn các vết bẩn có thể xóa được.
• Để xóa các vết lửa mà không làm trầy bề mặt của soong, hãy dùng nùi sắt thấm nước chanh và chà tròn trong soong.
• Hãy chùi các vệt màu do tốp mỡ gây ra, bằng cách dùng dầu chùi bóng inox để chùi sạch.
• Để tránh muối khoáng chứa trong nước không để lại màng trắng trên bề mặt, bạn hãy chùi rửa soong cẩn thận.

50. VẾT ĐEN TRÊN INOX

Một số thức ăn, như trứng gà, để lại những vết đen trên inox. Để xóa các vết đen trên dụng cụ nhà bếp, hãy dùng giẻ ướt thấm muối và chà mạnh. Để tránh cho dụng cụ phai màu lần nữa, hãy cẩn thận chùi rửa sau mỗi lần sử dụng.

51. RỬA DỤNG CỤ BẰNG BẠC

Cần rửa dụng cụ bằng bạc ngay sau mỗi lần sử dụng, nếu không chúng sẽ bị xỉn đi. Nếu bạn không có máy rửa chén, sau đây là cách xử lý nhanh sau mỗi lần dùng dụng cụ bằng bạc. Hãy đặt nhiều băng giấy nhôm vào thau. Sau đó, hãy xếp dụng cụ bằng bạc lên trên và rót nước sôi vào. Cho thêm 45 gr ( ba muỗng canh) men hóa học vào thau và ngâm trong 10 phút.

RÓT MEN HÓA HỌC VÀO THAU

52. CHÙI CÁN BẰNG SỪNG HOẶC XÀ CỪ
Cán dụng cụ bằng sừng hoặc xà cừ sẽ bị vàng theo thời gian. Hãy tránh rửa chúng bằng nước kẻo chúng xấu tệ hơn trước. Để làm chúng trắng lại, bạn hãy làm một thứ bột bằng cách trộn nước chanh với phấn xoa ở tiệm hớt tóc. Dùng ngón tay hoặc giẻ trắng bôi bột này vào cán dụng cụ. Bạn hãy chờ một giờ, sau đó bạn chùi với một giẻ sạch.

Hãy dùng ngón tay hoặc giẻ trắng để bôi bột

HÃY BÔI BỘT LÊN CÁN DỤNG CỤ.

53. THỦY TINH VÀ PHA LÊ

Thủy tinh và pha lê tạo dáng rất đẹp khi chúng sạch sẽ và trong sáng. Để có hiệu quả này, bạn cần chùi cẩn thận các ly thủy tinh có chân. Đừng bao giờ rửa chúng bằng máy rửa chén, vì dù máy rửa rất sạch, nhưng vẫn có màng trắng trên thủy tinh.

CHO THÊM VỎ CHANH
Vỏ chanh trong nước xả sẽ xóa hết các dấu ngón tay và mỡ. Vì vỏ chanh có chất acid, nó tạo sự bóng loáng cho thủy tinh .

HÃY LAU CÁC LY CÓ CHÂN
Hãy chùi ly với bột men hóa học trộn nước. Xả nước nhiều lần và lau bằng giẻ khô sạch.

54. BÌNH, LỌ VÀ HŨ
Để chùi bên trong một lọ cổ hẹp, hãy dùng một nhúm cát hạt lớn, trộn với nước và giấm trắng. Rót những thứ này vào chai lọ, lắc mạnh nhiều lần và xả sạch. Những vết còn lại cần được xử lý cách khác. Hãy rót nước javel vào đầy hai phần ba chai lọ, lắc nhiều lần và xem vết bẩn đã biến mất chưa. Súc nhiều lần cho sạch chai.

Hãy cầm cổ chai và lắc

HÃY TẨY CÁC VẾT BẨN TRONG CHAI

55. BÌNH BẰNG SỨ

Nước ứ đọng hôi thối trong các bình hoa đôi khi lưu lại vết bẩn trong bình. Khó tẩy sạch vết này nếu cổ bình hẹp. Hãy bỏ một nắm cát hạt lớn vào bình và rót đầy giấm vào. Lắc vài lần, và cứ để yên trong một đêm, sau đó súc nhiều lần cho sạch.

Rót cát hạt lớn vào bình Giấm trắng

Khó chùi rửa bên trong bình cổ hẹp

56. RỬA BÊN TRONG ẤM TRÀ
Nói chung, dân ghiền uống trà thích chùi rửa bộ ấm sau mỗi lần sử dụng để hương vị trà không giảm đi trong lần uống sau. Nếu bạn dùng ấm trà mỗi ngày, vết nước trà có thể tạo ra màng vảy. Khi đã có nhiều vết như thế, bạn nên theo các hướng dẫn sau đây cho việc rửa ấm trà, để cho hương vị trà vẫn không thay đổi.

1. Hãy dùng bột bicarbonate de soude, vì bột này không lưu lại mùi vị gì. Thấm bột vào giẻ trắng ướt.

2. Hãy dùng giẻ chà mạnh bên trong ấm và súc nhiều lần. Xếp ấm vào chỗ không bụi và đừng đậy nắp ( để không còn mùi gì nữa).

57. RỬA LY CÓ VẾT BẨN
Bạn có thể làm biến mất những vết trà và cà phê trên ly tách ( cũng như vết thuốc lá trên đồ sứ) bằng cách dùng giẻ ướt thấm bột bicarbonate de soude và chùi mạnh. Hãy cẩn thận, vì chất này có thể làm phai màu đồ sứ mỏng.
VẬT DỤNG VÀ SÁCH VỞ

58. VẾT TRÊN ĐỒ GỖ
Đồ gỗ đòi hỏi sự bảo quản cẩn thận. Dù đã có lớp xi hoặc lớp lót bảo vệ, đồ gỗ dễ bị hỏng do những đồ nóng, nước, mỡ, vết xước hoặc vết khắc.

VỆT NƯỚC
Dùng giấy thấm xử lý ngay vệt nước đổ, để ngăn nước thấm vào gỗê. Khi gỗ đã khô, hãy dùng bột đánh bóng chùi theo chiều gỗ. Nếu vệt nước khá lớn, dùng bàn chải mịn đánh xi nước vào gỗ cho bóng.

VẾT MỠ
Hút thấm ngay vết mỡ. Nếu còn vết đen, hãy dùng giấm (không pha nước) mà chùi, để làm tan mỡ dính vào gỗ. Sau đó, dùng giấm pha nước chùi lại lần nữa.

VẾT CHÁY NHỎ
Trước tiên, hãy cất tấm khăn phủ, rồi nạo và làm láng các bờ vết cháy. Sau đó, đặt một lớp giấy thấm nhúng nước lên trên vết cháy, và phủ thêm một tấm ni lông trong suốt. Cứ để vậy trong một đêm, trước khi đánh xi hoặc véc- ni cho gỗ.

VẾT CHÁY LỚN
Hãy dùng dao nạo sạch vết cháy. Bôi bột gỗ cùng màu gỗ vào phần cháy này. Sau khi bột khô, dùng giấy ráp thủy tinh và chà, sau đó tô một lớp véc - ni cùng màu.

VẾT DO SỨC NÓNG GÂY RA
Để xoá các vết màu trắng, hãy bôi dầu thực vật và muối vào chiều sớ gỗ. Cứ để vậy trong hai giờ, sau đó chùi sạch.

VẾT KHẮC
Hãy đặt ngay lên vết khắc tờ giấy thấm ướt. Dùng bàn ủi nóng áp lên để cho gỗ phình ra.

VẾT XƯỚC
Hãy chà xát với sáp ong trộn dầu cây lanh, hoặc với xi cùng màu. Sau đó, hãy đánh dầu bóng cho đẹp.

Hãy dùng sáp ong và giẻ mềm sạch.

59. BẢO QUẢN BÀN GỖ

Nếu bạn tổ chức một bữa tiệc cho con cái, hoặc tiệc cho gia đình, bạn hãy nghĩ đến việc bảo quản chiếc bàn gỗ xinh đẹp của mình, chống lại các vết thức ăn hoặc thức uống. Bạn hãy phủ lên bàn một tấm ni lông và một khăn bàn đẹp. Bạn cũng nên làm như thế đối với các vật dụng khác, như đàn piano, chiếc bàn một chân hoặc những vật dụng mà bạn thường đặt ly tách lên đó.

TẤM NI LÔNG TRONG SUỐT BẢO VỆ CHIẾC BÀN

60. VẬT DỤNG BẰNG SẮT GỈ
Để chùi gỉ sắt của các vật dụng ngoài vườn hoặc vật dụng cũ, chẳng hạn khung giữ báo trong ảnh bên đây, bạn hãy chà mạnh bằng bàn chải sắt hoặc phoi bào sắt. Bạn nhớ mang kính bảo vệ mắt trong khi làm việc, vì gỉ sắt có thể bay vào mắt bạn. Hãy dùng chất tẩy chống gỉ đối với các vết gì này. Để tránh cho vật dụng không bị gỉ nữa, hãy quét sơn chống gỉ hoặc xi bóng vào vật dụng.
HÃY CHÀ BẰNG BÀN CHẢI SẮT

Little Eagle - March 25, 2004 02:09 PM (GMT)
Sưu tầm từ kho Tài liệu Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh

61. VẾT MỰC TRÊN BÀN DA

Hầu như khó tránh có vết mực trên bàn phủ da. Để bảo vệ mặt bàn da khỏi vết mực, thỉnh thoảng bạn nên đánh bóng da bằng một loại xi đặc biệt. Sau đây là hai giải pháp đơn giản để xoá vết mực trên bàn da:

MỰC VIẾT BI
Chà vết mực với giẻ mềm thấm sữa để rút hết mực, sau đó chùi sạch bằng nước ấm.

MỰC VIẾT MỰC
Dùng giấy thấm chùi mực để tránh cho mực không thấm vào da, sau đó chùi lại bằng một ít rượu trắng.

62. PHÍM ĐÀN PIANO
Khi người ta chơi đàn thường xuyên và khi đàn cũ, các phím đàn thường ngã màu. Nếu phím chỉ hơi bị vàng, bạn chỉ cần mở nắp đàn và đặt đàn dưới ánh sáng mặt trời : các phím đàn sẽ trắng lại. Nếu bạn cần chùi vết bẩn, hãy chùi phím bằng giẻ ướt có bôi kem đánh răng. Rửa sạch lại bằng giẻ nhúng sữa, nhớ là đừng cho sữa chảy xuống dưới phím. Sau đó, đánh bóng phím với một giẻ khô.

HÃY CHÙI PHÍM BẰNG KEM ĐÁNH RĂNG

63. LAU CHÙI ĐỒNG HỒ

Đồng hồ nhà bếp cần được lau chùi nhiều hơn đồng hồ trong các phòng khác, vì nó dễ dính mỡ. Hãy dùng giẻ trắng nhúng cồn 90 độ và chùi mặt kiếng. Hãy chà nhẹ để tẩy hết vết mỡ và chất bẩn. Để bảo vệ đồng hồ quý của bạn khi bạn làm bếp, hãy dùng bao ni lông bọc nó lại.

Hãy chùi sạch mọi ngóc ngách của đồng hồ

HÃY CHÀ VỚI CỒN 90 ĐỘ

64. MỐC VÀ VẾT MỠ TRÊN SÁCH VỞ

Mốc thường phát triển khi sách đặt sát nhau nên không khí không lưu thông được. Để tránh việc này, bạn cần phun dầu đinh hương vào các kệ sách. Bạn nhớ rửa tay thật sạch trước khi làm việc kẻo lưu lại vết tay trên sách vở.

RẮC BỘT LÊN VẾT MỐC
Bạn cần xử lý các sách cũ bị mốc, vì vết mốc có thể phát triển nhanh. Hãy rắc bột lên vết mốc, và cứ để vậy vài ngày trước khi bạn dùng bàn chải tẩy sạch bột.

Trước khi làm việc, hãy kiểm tra bàn ủi thật sạch và đủ nóng chưa.

HÃY DÙNG GIẤY THẤM HÚT MỠ
Người ta thấy nhiều trang giấy có nhiều vết ngón tay đầy mỡ thực phẩm. Hãy đặt tờ giấy thấm lên trang sách và dùng bàn ủi nóng áp lên giấy thấm, để giấy thấm hút hết vết mỡ.

65. KHUNG HÌNH MẠ VÀNG

Việc tẩy vết bẩn trên khung hình mạ vàng là công việc khá khó. Hãy đặt chai dầu nhựa thông vào một xô nước thật nóng để nhựa thông chảy ra nước. Dùng giẻ mềm nhúng nước nhựa thông và chà khung hình. Rửa lại bằng nước giấm lạnh (45 ml giấm, tức ba muỗng canh giấm, hoà trong nửa lít nước). Sau đó dùng giẻ sạch đánh bóng khung hình.

HÃY CHÀ BẰNG DẦU NHỰA THÔNG LỎNG

66. THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ
Điện thoại, máy vi tính, máy fax và các thiết bị điện tử khác rất chóng bẩn và cần được lau chùi thường xuyên bằng cồn 90 độ. Vết bẩn và bụi biến mất dễ dàng.

CHÙI BÀN PHÍM MÁY VI TÍNH
Hãy xóa các vết đen trên phím với tăm bông gòn nhúng cồn 90 độ. Dùng tăm bông gòn khô để chùi vết bụi giữa các phím.

SÁT TRÙNG ỐNG NGHE ĐIỆN THOẠI
Hãy dùng bông gòn thấm cồn 90 độ và chùi. Hai đầu ống nghe cần được chùi với chất sát trùng.
VẢI BỌC LÓT

67. BẢO QUẢN NỆM
Việc bảo quản nệm là việc khó khăn, nhất là khi có trẻ con và vật nuôi thường xuyên trong nhà. Tốt nhất nên bảo vệ nệm bằng vải bọc, để thỉnh thoảng bạn có thể giặt vải bọc này. Bạn có thể chọn một trong các giải pháp sau đây:

HÃY DÙNG CHẤT CHỐNG THẤM
Bạn phun vào nệm mới một lớp keo chống thấm.Tay bạn cách xa nệm khoảng 20 cm, cầm chặt bình phun và bạn phun đều. Khi nệm khô, chất chống thấm sẽ cho phép bạn chùi vết bẩn dễ dàng khi nệm có vết bẩn.

LỚP BỌC BẢO VỆ
Hãy bảo vệ nệm xa lông với vải bọc có thể giặt được, vì ánh sáng trực tiếp của mặt trời có thể làm nệm phai màu.

VẢI BỌC CHO GHẾ
Những chỗ kê tay nơi ghế là nơi dễ bị vết bẩn và mau mòn. Bạn hãy dùng vải bọc cho những phần này.

68. KỸ THUẬT CHÙI RỬA NỆM

Các vải bọc cũng được giặt như những đồ vải khác trong gia đình, bằng cách sử dụng chất tẩy phù hợp ( xem các trang ở phần trước). Nên nhớ, cần tẩy vết bẩn tại chỗ khi vải còn ướt, vì dễ xử lý hơn. Vải nào không thể tẩy được cần mời người chuyên môn xử lý. Đối với các vết bẩn tại chỗ, bạn cần tuân theo những chỉ dẫn dưới đây, nhưng bạn phải làm thử ở phần khuất của vải trước.

1. Hãy thu dọn chất đổ ra, rồi dùng giấy thấm trắng hút vết bẩn. Hãy hành động nhanh, kẻo chất đổ lưu lại những vết khó tẩy.

2. Nếu vải đã có vết thức ăn mỡ hoặc xốt, hãy rắc một lớp bột phấn để hút chất mỡ.

3. Hãy chờ 10 phút trước khi bạn dùng bàn chải mềm để quét bột phấn. Nếu vết vẫn còn, hãy làm lại thao tác với nhiều bột phấn hơn.

4. Hãy cố gắng làm tan vết khô với glycérine hoà tan trong nước nóng , liều lượng bằng nhau. Hãy lau sạch, sau đó thoa dầu rửa chuyên dùng cho nệm, nhưng cần làm thử trước.

69. VẾT THỨC ĂN
Khi người ta ăn, nếu đặt dĩa lên đầu gối và mắt nhìn vào chuyện khác, sẽ có nhiều cơ hội cho thức ăn đổ xuống nệm. Sau đây là một số cách thức tẩy những vết bẩn thường gặp.
TRỨNG
Hãy thu dọn trứng, rửa nệm với nước lạnh pha muối và xả lại với nước sạch. Nếu vết vẫn còn, hãy dùng chất tẩy vết.
SỮA CHUA (YAOURT)
Hãy thu dọn sữa chua và rửa bằng nước ấm. Dùng giấy thấm để hút cho khô. Sau đó, hãy phun chất tẩy vết vào.
MÙ TẠT
Hãy thu dọn mù tạt, và rửa với nước pha nước tẩy nhẹ. Xóa sạch các vết với nửa lít nước nóng pha 5 ml ( một muỗng cà phê) ammoniac. Hãy rửa mạnh và xả sạch.
XỐT CÀ CHUA
Hãy thu dọn xốt cà chua, và chùi bằng giẻ ướt . Sau khi khô, hãy phun chất tẩy vết.
XÚP
Dùng giấy thấm để hút xúp đổ, tránh cho nó không thấm vào vải. Sau đó, chùi nó như cách chùi mỡ : rắc bột phấn, chờ 10 phút và dọn sạch phấn. Dùng dầu gội đặc biệt để rửa và xả sạch.
CỦ CẢI ĐƯỜNG
Hầu như không thể làm sạch vết do củ cải đường tạo ra, với các chất tẩy bình thường. Tốt hơn, bạn nên hỏi ý kiến của người chuyên môn.
MỨT VÀ ĐỒ HỘP
Hãy dùng muỗng thu dọn các chất dính này, và rửa với nước nóng có xà phòng, nhớ đừng làm lan rộng cả nệm. Nếu vẫn còn vết, hãy rắc hàn the, đợi 15 phút, sau đó bạn dùng miếng xốp để thấm cho khô.

HÃY DÙNG DĨA ĐỂ TRÁNH GÂY VẾT BẨN

70. SÔ CÔ LA

Một miếng sô cô la để quên trên ghế có thể gây tai hại, nhất là khi nhiệt độ nóng làm nó tan chảy lên vải, hoặc rủi có người ngồi lên và chà bẹp sô cô la. Kỹ thuật qua ba giai đoạn dưới đây là hiệu quả nhất để làm sạch vết bẩn này:

1. Cứ để cho sô cô la khô lại, rồi dùng dao cạo càng nhiều càng tốt.

2. Dùng bàn chải chà nhẹ với nước rửa sàn. Tránh đừng làm ướt khu vực chung quanh vết bẩn.

3. Dùng miếng xốp ướt chùi sạch xà phòng. Sau khi khô, phun chất tẩy vết để làm tan mất các vết.

71. CÀ RI

Rất khó tẩy vết cà ri trên vải bọc. Đối với các vết lớn, cần hỏi ý kiến người chuyên môn. Nếu là vết nhỏ, hãy dọn sạch cà ri và dùng giẻ thấm dung dịch hàn the mà chùi ( 15 gr hàn the , tức một muỗng canh, cho nửa lít nước). Xà sạch và làm khô.

HÃY CHÙI BẰNG DUNG DỊCH HÀN THE

72. RƯỢU VANG ĐỎ ĐỔ TRÊN NỆM

Cần phải hành động nhanh để có kết quả tốt, vì một khi vết đã khô, bạn khó tẩy sạch vết.
1. Hãy dùng giấy thấm nhúng nước nóng để làm nhạt màu vết. Làm lại thao tác này lần nữa. Nếu vết vẫn còn, hãy rắc bột phấn lên.
2. Cứ để cho phấn thấm vào vết trong vài phút, sau đó dùng bàn chải mềm chùi sạch phấn. Hãy rửa lại bằng nước và thấm khô với giấy thấm cho đến khi vết bẩn tan mất.

73. TRÀ VÀ CÀ PHÊ

Ly trà hoặc ly cà phê sữa đặt trên tay dựa rất dễ bị đổ. Hãy cố gắng xử lý nhanh.
VẾT CÀ PHÊ SỮA
Dùng giấy thấm để hút, sau đó rắc chất tẩy sinh học lên. Cứ để vậy trong vài phút và chùi sạch.
VẾT TRÀ
Dùng miếng xốp thấm dung dịch gồm 15 gr hàn the ( một muỗng canh) hoà tan trong nửa lít nước nóng, và chà. Sau đó chùi bằng khăn ướt.

74. CÁC VẾT THỨC UỐNG KHÁC
Khi bạn chùi các vết chất lỏng, bạn nhớ chú ý đừng làm quá ướt phần nệm của vật dụng, nhất là các ghế nệm. Chúng rất lâu khô.
SỮA
Bạn hãy chùi ngay, vì nếu sữa thấm vào vải, mùi của nó hôi rất lâu. Hãy nhúng nước ấm vào vết và dùng giấy thấm hút khô. Sau khi đã khô, hãy phun chất tẩy vết lên.
CACAO
Bạn dùng giấy thấm hút hết nước cacao. Rắc chất tẩy sinh học vào vết còn lại. Hãy chùi bằng miếng xốp ướt.
BIA
Hãy hút khô nước bia, và dùng giẻ ướt sạch mà lau. Phun chất tẩy vết, nếu vết khó xóa. Trên chất liệu tự nhiên, hãy lau chùi các vết khô bằng nước giấm.
RƯỢU
Hãy dùng miếng xốp để chùi vết rượu bằng nước nóng, rồi thấm hút cho khô. Nếu vết vẫn còn, hãy dùng chất tẩy vết đặc biệt dùng cho nệm. Cần hỏi ý kiến người chuyên môn khi vết bẩn nằm trên loại vải đặc biệt.
NƯỚC CỐT TRÁI CÂY
Hãy thấm vải với nước lạnh và hút cho thật khô một cách thận trọng. Nếu gặp vết khó trị, bạn có thể dùng chất tẩy lỏng.
CÀ PHÊ
Hãy chùi và thấm khô. Nếu vết bẩn vẫn còn, hãy lau rửa với dầu chùi sàn.
NƯỚC COCA
Hãy dùng giấy thấm để hút sạch. Sau đó, dùng miếng xốp nhúng nước lạnh và chùi nhiều lần cho đến khi không còn vết. Hãy chùi khô một cách cẩn thận.

75. VẾT HÓA PHẨM

Bạn hãy xếp xi lỏng, viết máy và đồ mỹ phẩm xa các vật dụng có nệm. Sau khi bạn sử dụng các đồ dùng này, bạn nhớ vặn nắp thật chặt. Khi có vết hoá phẩm, bạn nên tuân theo các chỉ dẫn dưới đây:
DẦU CHÙI KIM LOẠI
Bạn hãy chùi với nước nóng. Chờ cho khô, và đánh sạch các vết bụi.
XI ĐÁNH GIÀY
Bạn hãy thấm hút xi càng nhiều càng tốt, rồi nhúng giẻ trắng có rượu hoặc chất tẩy và chùi vết xi. Nếu vết vẫn còn, hãy dùng cồn 90 độ để chùi, sau đó dùng dầu chùi sàn để chùi sạch lần nữa.
MỰC
Hãy dùng nước bôi vào vết mực và dùng giấy thấm để thấm hút càng nhiều càng tốt. Sau khi khô, phun chất tẩy vết vào.
SƠN MÓNG TAY
Hãy dùng khăn giấy và chùi sạch càng nhiều càng tốt. Sau khi thử trên bề khuất của vải, bạn dùng giẻ sạch tẩm chất tẩy không mỡ và chùi vết sơn móng tay.
VẾT NẾN SÁP
Đừng cố thu dọn nến đổ. Hãy đặt tờ giấy bìa lên vết nến và dùng bàn ủi nóng áp lên giấy để giấy hút chất nến chảy lỏng. Nếu còn sót lại vết, hãy dùng cồn 90 độ.M.
CHEWING-GUM
Khó lấy đi vết chewing-gum trên vải nệm. Hãy dùng chất tẩy bình thường để khử, sau khi đã làm thử. Nếu không thành công, hãy hỏi ý kiến của người chuyên môn.
BÚT LÔNG
Hãy hành động nhanh kẻo mực thấm vào vải. Nếu vết mực nhỏ, hãy dùng tăm bông gòn để hút mực. Nếu vết lớn, hãy dùng giấy thấm mà hút. Dùng cồn 90 độ hoặc phun chất tẩy để làm tan biến vết mực

Little Eagle - March 25, 2004 02:17 PM (GMT)
Sưu tầm từ kho Tài liệu Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh

76. VẾT MỰC VIẾT BI

Khó tẩy vết mực viết bi. Bạn hãy hành động nhanh, nhất là khi vải nệm không thể tháo ra để giặt. Nếu cách xử lý bằng ba giai đoạn sau đây không thành công, hãy tìm gặp người sản xuất loại viết ấy để có những thông tin như sau:
• Mực viết có màu đặc biệt nào, và có chất tẩy nào để rửa sạch mực ?
• Người ấy có bán chất tẩy đó không ? Cũng nên hỏi người chuyên môn tẩy được vết ấy không ?

1. Nếu vết nhỏ, hãy dùng tăm bông gòn để thấm hút mực tối đa, nếu vết khá lớn, hãy dùng giấy thấm mà hút.
2. Dùng tăm bông gòn nhúng cồn 90 độ và chà nhẹ vết mực. Tránh đừng làm vết lan rộng thêm. Thay tăm bông gòn khác và làm lại thao tác này cho đến khi vết mực bắt đầu` tan biến.
3. Nếu cồn 90 độ không có tác dụng và vết mực vẫn còn, hãy phun chất tẩy vết vào, sau khi đã làm thử ở phần khuất của vải. Nếu vẫn không thành công, hãy hỏi ý kiến người sản xuất viết bi.

77. LÔNG THÚ VẬT VÀ BÙN
Nếu bạn từng nuôi chó , mèo trong nhà, chắc bạn đã lau vết chân bùn của chúng trên ghế ngồi, và chùi lông chúng dính vào các góc nhà. Để bảo vệ ghế nệm và quần áo của những người ngồi lên ghế khỏi dính bùn và lông thú vật, bạn hãy làm theo các biện pháp đơn giản và công hiệu như sau.

HÃY LẤY SẠCH LÔNG
Một trong những kỹ thuật công hiệu nhất là quấn keo dính vào ba ngón tay, lẽ tất nhiên bề dính nằm phía ngoài. Chà các ngón tay lên vật dụng cho đến khi mọi lông dính vào đó. Hãy làm lại thao tác, nếu xét thấy cần.

1. Cứ để cho bùn khô và cứng lại trước khi xử lý. Dùng bàn chải mềm đánh nhẹ, nhưng lưu ý đừng làm bẩn vải thêm nữa.

2. Hãy dùng máy hút bụi và hút bụi còn sót lại. Sau đó, dùng nước rửa chén nóng để rửa và thấm cho thật khô.

78. VẾT CHÁY

Người ta có thể xoá các vết thuốc lá cháy nhỏ với dung dịch glycérine và nước nóng pha liều lượng bằng nhau. Hãy chờ trong hai giờ, sau đó hãy xả sạch. Đối với các vết lớn, nên dùng 15 gr hàn the ( tức một muỗng canh) pha với nửa lít nước nóng để rửa.
HÃY DÙNG GIẺ THẤM GLYCÉRINE ĐỂ XOÁ VẾT CHÁY.

79. VẾT CỦA CHẤT HỮU CƠ
Nước tiểu và chất nôn tạo nên vết có mùi rất khó chịu và khó tránh được, nhất là khi bạn nuôi súc vật trong nhà. Bạn nhớ mang bao tay và thu dọn càng nhiều càng tốt chất bẩn này ( tránh đừng làm nó lan rộng ra thêm). Sau đó, khử trùng chỗ vết bẩn và khử mùi cho nó.
NƯỚC TIỂU
Nếu người ta không chùi nước tiểu cẩn thận, nước tiểu có thể bốc mùi hôi và lưu lại vết màu vàng không phai. Hãy rửa vết bằng nước lạnh, sau đó, dùng nước nóng pha giấm và chùi ( 15 gr giấm , tức một muỗng canh, pha với nửa lít nước). Còn các vết đã cũ, hãy nhờ người chuyên môn xử lý.
CHẤT NÔN
Hãy thu dọn chất nôn, và lưu ý đừng làm nó lan ra trước khi bạn xử lý vết bẩn. Dùng giẻ thấm nước có pha vài giọt ammoniac và bôi vào vết bẩn . Chờ cho khô. Bạn có thể sử dụng chất tẩy vết khử mùi.
PHÂN
Hãy mang găng tay dùng xong là vất, hoặc dùng bao ni lông trùm tay để thu lượm phân. Bạn hãy xoá vết còn lại, bằng cách chà với nước nóng pha một chút ammoniac để khử trùng cho vải.
PHẤN HOA
Bạn hãy đặt các lọ hoa xa vải nệm và giấy dán tường. Khi phấn hoa dính vào nệm, hãy dùng cồn 90 độ để chùi ( nhớ làm thử trước). Hãy xả sạch với miếng xốp thấm nước nóng.
Hãy coi chừng phấn hoa huệ.
BỘ ĐỒ GIƯỜNG

80. LAU CHÙI NỆM GIƯỜNG

Bạn cần lau ngay các vết bẩn trên nệm giường để chất bẩn không thấm vào nệm, vì nó có thể làm mục vải. Hãy chùi nước tiểu và chất nôn bằng nước lạnh pha với nước rửa chén. Xả với nước lạnh pha vài giọt chất tẩy trùngï và rửa sạch. Đối với các vết máu nhỏ, chỉ cần rải một lớp bột bicarbonate de soude trộn với ít nước. Dùng bàn chải đánh lại khi đã khô. Đối với các vết máu lớn, hãy làm theo phương pháp sau đây:

1. Tháo khăn trải giường và dựng nệm giường lên để ngăn cho vết bẩn hoặc chất tẩy thấm vào nệm.

2. Hãy mang bao tay cao su. Dùng khăn xếp đặt dưới phần vết bẩn trong khi dựa lên nệm, để ngăn chất lỏng chảy dài lên vải.

Hãy chà bằng nước lã pha muối cho đến khi vết bẩn biến mất, rồi xả bằng nước sạch. Dùng giấy thấm để hút hết nước và chờ nệm khô.

81. THỨC UỐNG ĐỔ TRÊN CHĂN
Nếu bạn thích dùng thức uống nóng - như trà, cà phê, sô cô la - trên giường, thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ làm đổ trên chăn. Màu thức uống và chất mỡ của sữa tạo ra những vết đáng sợ. Do đó, bạn cần hành động nhanh để các vết này không trở nên bất trị.
• Bạn hãy giặt ngay tấm chăn dính nước trà bằng nước nóng. Nếu vết trà đã có thời gian để khô, bạn hãy khử với nước javel bằng cách pha một phần nước ôxy già và sáu phần nước. Hãy giặt lại tấm chăn.
• Dùng nước nóng rửa chăn dính cà phê hoặc sô cô la và giặt sạch. Nếu còn vết màu, hãy dùng chất tẩy phù hợp.

HÃY XẢ BẰNG NƯỚC NÓNG

82. NỆM LÔNG VÀ GỐI CÓ VẾT BẨN
Không cần phải rửa cả nệm lông hoặc gối có vết bẩn. Hãy cô lập vết bẩn để cho lông hoặc phần đệm tổng hợp không thấm chất lỏng. Hãy kẹp phần bẩn lại và lắc mạnh cho phần lông đệm tụt xuống. Sau đó, dùng chỉ cột phần bẩn và nhúng nó vào nước nóng pha với thuốc tẩy sinh học.. Hãy xả nhiều lần và cứ để yên cho vải khô.

Hãy cột phần bẩn bằng sợi chỉ.
QUẦN ÁO

83. GIẶT VẾT BẨN TRƯỚC

Không thể giặt sạch áo có vết bẩn bằng nước nóng trong máy giặt được. Trái lại, nước nóng càng làm vết bẩn khó tẩy sạch. Do đó, bạn cần làm sạch áo quần bằng cách làm theo một trong những kỹ thuật giặt dưới đây, còn việc giặt bằng máy chỉ là giai đoạn cuối mà thôi.
XẢ BẰNG NƯỚC LÃ
Hãy xả ngay quần áo dưới vòi nước lã. Nếu quần áo có dính vết bẩn, hãy rửa sạch vết với nước lạnh.
NGÂM QUẦN ÁO
Nếu việc xả sạch là chưa đủ, hãy nhúng quần áo vào nước nóng pha với xà phòng giặt. Các vết có protéin (máu…) phản ứng tốt với phương pháp này.
HÃY BÔI CHẤT TẨY VÀO VẾT BẨN
Nếu vết vẫn còn sau khi ngâm, hãy bôi chất tẩy trước khi giặt bằng máy. Hãy bảo vệ các phần khác của quần áo bằng cách lót miếng giẻ dưới vết bẩn.

84. BỘT GIẶT, NƯỚC TẨY
Xà phòng nước hoặc bột giặt hiện nay là tốt hơn xà phòng trước kia, vì có chứa nhiều chất phụ gia dùng như chất tẩy vết. Tuy nhiên, một số vết cần sự xử lý đặc biệt với nước Javel hoặc hàn the.
XÀ PHÒNG NƯỚC , NƯỚC LÀM DỊU , NƯỚC JAVEL , BỘT GIẶT , BỘT GIẶT SINH HỌC , BỘT GIẶT TAY , HÀN THE

85. CÁC LOẠI VẢI
Người ta không thể tấn công mọi vết bẩn trên các loại vải theo một cách như nhau. Bạn hãy theo hướng dẫn sau đây để có kết quả tốt nhất.
VẢI TRẮNG
Người ta có thể dùng nước Javel cho vải coton và các loại vải tự nhiên. Đối với loại vải tổng hợp, bạn nên dùng chất tẩy vì nước Javel sẽ làm vàng màu vải.
VẢI MÀU
Hay xử lý một cách cẩn thận, để không làm phai màu vải. Cố gắng làm sạch vết bẩn bằng cách nhúng vải vào hàn the.
VẢI TỰ NHIÊN
Vì người ta không thể giặt vải này ở nhiệt độ cao, nên thường phải tẩy vết bằng cách xả nhiều lần hoặc ngâm vải lâu trước khi giặt.
VẢI TỔNG HỢP
Các chất tẩy hoá học dễ làm vải hư. Do đó, bạn cần làm thử trước khi áp dụng vào vải.
Hãy ngâm quần áo màu
VẢI MỀM
Phần lớn các vải này cần được giặt tay và vò một cách thận trọng. Hãy tránh dùng những chất tẩy mạnh và đừng ngại hỏi ý kiến của người chuyên môn.

86. VẾT THỨC ĂN

Dù thức ăn gì bị đổ xuống, trước hết bạn cần thu dọn nó , sau đó tấn công vào vết mỡ, và xử lý vết màu. Để làm sạch một số vết khó tẩy do thức ăn đổ gây ra, bạn cần làm theo những hướng dẫn sau đây:
CÀ RI
Dùng nước ấm và xả sạch khăn bàn hoặc áo quần dính cà ri. Pha nước nóng và glycérine, hai phần bằng nhau. Dùng nước này chà mạnh vào vết bẩn. Cứ để yên trong nửa giờ, rồi xả lại. Hãy dùng bột giặt sinh học để giặt vải.
XÚP
Nói chung, xúp gồm nước cháo và thịt băm hoặc rau. Vì thế, cần chùi vết xúp như chất có mỡ. Thấm hút hết nước để nó không thấm nhiều vào vải. Nếu là vải mềm, tẩm một chút tinh dầu bạc hà và giặt bằng tay. Nếu là vải dày, hãy giặt bằng máy (sau khi hút hết nước xúp) ở nhiệt độ khá cao để tẩy sạch vết bẩn.
CỦ CẢI ĐƯỜNG
Hãy xả vết dưới vòi nước lạnh. Nhúng vải màu vào trong dung dịch gồm nửa lít nước và 15 gr hàn the ( một muỗng canh). Nếu vải màu trắng, hãy phủ một lớp bột hàn the lên vết bẩn và rót nước nóng vào.
MỨT VÀ ĐỒ HỘP
Dùng muỗng thu dọn chất đổ, và dùng khăn ướt chùi vết bẩn. Sau đó, giặt cả quần áo dính vết này. Nếu vết đã có thì giờ khô lại, hãy ngâm vải trong một nửa lít nước pha với 15 gr hàn the ( một muỗng canh).
MÙ TẠT
Để làm tan vết mới, hãy nhúng vải vào nước xà phòng và chà bằng tay. Sau đó rửa vết với một dung dịch gồm 5ml ammoniac (một muỗng cà phê) và nửa lít nước lạnh. Sau đó giặt lại bằng máy và vết bẩn sẽ tan.
YAOURT (SỮA CHUA)
Dùng muỗng múc sạch sữa chua, rồi xả vải với nước ấm. Hãy giặt vải theo chỉ dẫn trên nhãn hiệu của vải. Bạn cần dùng chất tẩy lỏng đối với vết khó tan.
Nếu vết đã khô, hãy ngâm vải vào bột giặt sinh học trước khi giặt.
SÔ CÔ LA
Hãy để cho sô cô la khô lại trước khi cạo nó ra. Ngâm áo quần dính sô cô la, rồi giặt bằng máy với bột giặt sinh học.
Đối với vết khó tẩy, hãy phủ một lớp bột hàn the lên vết và rót nước nóng vào. Sau đó, hãy giặt như thường .
XỐT
Dùng giấy thấm hút hết xốt đổ cho thật khô, và ngâm vải trong một đêm để tẩy vết mỡ. Để xoá vết màu, hãy giặt quần áo theo chỉ dẫn trên nhãn hiệu của vải.
Các vết cũ sẽ tan biến khi người ta ngâm vải trong nước giặt sinh học.
KEM
Hãy dùng giấy thấm để hút hết kem, nhớ đừng làm kem lan ra thêm, Sau đó, giặt vải trong nước nóng nhất mà vải này có thể chịu dựng được. Khi vải không chịu được nước quá nóng, hãy dùng chất tẩy bôi vào trước khi giặt.
Vải mềm cần được chùi một cách thận trọng, theo cách hướng dẫn đối với vết xúp ở trang trước.
XỐT CÀ CHUA
Dùng muỗng kim loại thu dọn mọi xốt đổ,và dùng tay xát nhẹ vết bẩn dưới vòi nước. Rửa vết bẩn bằng chất tẩy, rồi giặt lại bằng máy với bột giặt, theo chương trình phù hợp với vải.

Hãy rửa vết bẩn của mọi loại xốt theo hướng dẫn cho xốt cà chua.

87. VẾT TRÁI CÂY MÀU ĐỎ

Các vết màu đỏ thắm thật khó tẩy sạch. Dù sao cũng cần xử lý vết bẩn ngay khi nó xuất hiện. Nếu bạn phát hiện vết bẩn sau nhiều giờ, khi nó đã khô, và nếu bạn không dùng cách thức phù hợp, thì quần áo hoặc khăn bàn hầu như khó tẩy sạch.

1. Hãy xả quần áo hoặc khăn bàn trong bồn rửa, dưới vòi nước lạnh, cho đến khi phần lớn của vết bẩn biến đi.

2. Dùng giẻ trắng mềm nhúng cồn 90 độ hoặc một chất tẩy và xát vào vết bẩn để xóa hết phần màu còn lại.

CHÙI CÁC VẾT MỚI
Nếu bạn không có sẵn cồn 90 độ, hãy chà vết với quả chanh cắt đôi : chanh tác động như nước javel dưới ánh nắng mặt trời.

CHÙI CÁC VẾT CŨ
Hãy bôi dung dịch gồm glycérine và nước nóng, hai phần bằng nhau, vào vết bẩn cho ướt vết trái cây. Cứ để vậy trong một giờ, rồi xử lý như đối với vết mới.

88. VẾT MỠ TRÊN CÀ VẠT
Cà vạt dễ dính vết mỡ. Và khi người ta chỉ chùi bằng miếng xốp, nó để lại một quầng. Do đó, trước khi mang cà vạt, hãy xịt lên nó một chất chống thấm để ngăn mỡ dính vào sợi vải. Nếu không, hãy nghĩ đến việc cất vào túi xách một miếng bông gạc có tẩm chất tẩy, hoặc một cà vạt dự phòng.
HÃY XỊT CHẤT CHỐNG THẤM

89. VẾT TRỨNG

Đôi khi người ta làm đổ trứng trụng nước sôi gây dơ cho khăn bàn hoặc quần áo. Hãy nhớ tránh chùi lòng trắng hoặc lòng đỏ với nước nóng, vì điều này làm cho trứng đông lại. Nếu bạn không có thời gian để chùi, hãy phủ trứng với khăn ướt để trứng không khô lại.

THẤM VỚI NƯỚC LẠNH CÓ MUỐI
Hãy đổ nước lạnh đầy bồn rửa và thêm hai muỗng canh muối vào. Rửa vải với nước muối cho đến khi trứng tan mất. Hãy xả lại và làm cho khô.

DÙNG NƯỚC TẨY SINH HỌC
Nếu việc xử lý bằng nước muối chưa có kết quả, hãy ngâm vải vào nước tẩy sinh học trong vài giờ. Xả sạch, làm khô và phun chất tẩy vết vào.

Little Eagle - March 25, 2004 02:24 PM (GMT)
Sưu tầm từ kho Tài liệu Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh

90. VẾT THỨC UỐNG

Bí quyết để tẩy vết mới của thức uống là xả vải dưới vòi nước và giặt lại bằng máy. Các vết cũ đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn. Nhưng phần lớn các vết màu sẽ tan bằng cách ngâm vải với chất tẩy, hoặc bôi chất tẩy trực tiếp lên vải như dưới đây:
SỮA
Hãy xả các vết mới với nước ấm, rồi giặt như thường. Nếu vết chưa tan đi khi khô, hãy dùng chất tẩy lỏng.
Ngâm các vết cũ vào nước có chất tẩy sinh học, hoặc trong nước có pha chút xíu Javel trước khi giặt (nhớ trừ vải nylon ra) .
NƯỚC TRÁI CÂY
Cũng như nước cốt trái cây và Coca-Cola, các thức uống này để lại một vết dính và có màu. Hãy chùi ngay theo phương pháp dành cho nước cốt trái cây ở trang sau.
CÀ PHÊ SỮA VÀ SÔ CÔ LA
Hãy xả bằng nước nóng. Nếu vải đã sẵn sàng, hãy ngâm vải trong nước giặt sinh học, hoặc xát mạnh với que chất tẩy. Sau đó, giặt như thường. Hãy dùng chất tẩy vết cho các vết khó chùi.
Nếu vết trên vải coton hoặc vải lanh không biến mất, hãy ngâm vải trong nước pha Javel.
Hãy xả vải nhiều lần và ngâm trong nước pha chất tẩy sinh học.
NƯỚC CỐT TRÁI CÂY
Nước cốt của trái nho tạo ra những lớp màu khó xoá. Để tẩy nhanh, hãy xả dưới vòi nước lạnh và rửa với một chất tẩy. Bạn cũng có thể ngâm vải và giặt với bột giặt công nghiệp, và nhớ làm theo chỉ dẫn trên nhãn hiệu của vải.
CÀ PHÊ
Cần chùi các vết cà phê ngay. Hãy xả nhiều lần với nước nóng, như đối với cà phê sữa và sô cô la. Nếu vải đã sẵn sàng, hãy ngâm trong bột giặt sinh học, rồi giặt như thường. Nếu vẫn còn vết màu sau khi khô, bạn hãy dùng chất tẩy.
NƯỚC COLA
Khi khô, nước Cola để lại những vết dính. Cần đưa vải vào vòi nước lạnh ngay và chà nhẹ bằng tay để làm tan phần lớn vết dính. Nếu còn vết, hãy bôi cồn 90 độ hoặc chất tẩy.
Để chùi các vết cũ, hãy lót miếng khăn trắng dưới vải và bôi dung dịch gồm glycérine và nước nóng, hai phần bằng nhau, vào vết bẩn. Hãy chờ một giờ, sau đó, xả và tiến hành như đối với vết mới.
RƯỢU
Việc xử lý các vết rượu cũng giống như đối với bia (xem số 92). Các vết mới biến mất dễ dàng nếu bạn xả với nước ấm trước khi giặt.
Hãy xoá các vết khô trên vải trắng với nước pha Javel. Trên vải màu, hãy chùi với dung dịch nước và giấm.
RƯỢU PORTO VÀ XÉRÈS
Các rượu nho này lưu lại những vết rất dính. Hãy xả vải dưới vòi nước nóng và xát bằng tay, sau đó giặt như thường. Nếu vẫn còn vết màu, hãy dùng chất tẩy vết hoặc cồn 90 độ.
Các loại rượu nho lên men tạo nên những vết dính.

91. VẾT TRÀ CŨ

Đối với vết trà mới, chỉ cần xả với nước ấm và nhúng trong hàn the. Những vết đã khô đòi hỏi sự xử lý cẩn thận hơn.

1. Trải vải bị bẩn lên một cái chậu nhỏ, rắc một lớp hàn the dày lên vết bẩn.

2. Rót nước nóng chầm chậm lên vết và phần chung quanh ; hãy rót nước theo đường tròn từ ngoài vào trong. Nếu cần, hãy làm lại thao tác trước khi giặt vải.

92. VẾT RƯỢU BIA

Hãy chùi ngay các vết bia, dù lớn hay nhỏ, để có kết quả thỏa đáng.
XẢ VỚI NƯỚC ẤM
Những vết bia mới sẽ tan biến dễ dàng. Xả nhiều lần với nước ấm và giặt vải như thường.
CHÀ VỚI NƯỚC GIẤM
Dể chùi các vết cũ trên vải màu, hãy chà với nước giấm (30 ml, tức hai muỗng canh giấm hòa với nửa lít nước)

93. RƯỢU VANG ĐỎ

Phần lớn các loại vải thấm nước rượu vang khá nhanh. Do đó, hãy dùng giấy thấm hoặc khăn giấy để thấm hút rượu ngay, trước khi rượu có thời gian thấm vào vải. Không nên dùng khăn màu, vì khăn này có thể chuyển màu qua vải có vết dơ. Rắc muối ăn vào chỗ vết rượu.
RẮC MUỐI
Một giải pháp khẩn cấp là rắc muối lên vết bẩn. Muối hút rượu và ngăn rượu thấm thêm vào vải.
XẢ CÁC VẾT MỚI
Hãy xả các vết mới bằng nước nóng. Nếu vết vẫn còn, hãy ngâm vải trong nước pha hàn the.
NGÂM VẢI VỚI NƯỚC TẨY
Hãy ngâm vải màu có vết vào nước tẩy mạnh, rồi giặt như thường. Nếu vết vẫn còn, hãy thử kỹ thuật áp dụng cho nước trà(xem số 91).
LÀM TRẮNG VẢI LEN VÀ LỤA
Bạn mang găng tay cao su khi làm việc. Hãy làm trắng các vết mới trên len hoặc lụa trắng trong một xô nước pha nước ôxy già ( sáu phần nước cho một phần ôxy già). Xả sạch và giặt lại.

94.VẾT CÁC LOẠI HÓA PHẨM

Nhiều loại hóa phẩm là hỗn hợp màu sơn và chất tổng hợp. Các vết của hóa phẩm trên vải thường sẽ tan đi, khi người ta kết hợp việc tẩy rửa vết bẩn trước và việc giặt vải như thường lệ. Hãy chú ý đừng làm lan các vết trên vật dụng không giặt bằng máy được, hơn nữa chúng khó tẩy sạch.
BÚT LÔNG
Dùng giấy thấm hút càng nhiều mực càng tốt. Lấy tăm bông gòn thấm cồn 90 độ bôi lên vết, và rửa với bột giặt.
THUỐC MEN
Cần chùi ngay thuốc dính và thuốc có màu, trước khi chúng có giờ cứng lại. Việc giặt máy là đủ cho hầu hết mọi vết thuốc men, và nếu vết vẫn còn, hãy dùng cồn 90 độ. Hãy đặt một khăn trắng dưới vết để tránh vết lan qua mặt bên kia của vải. Bôi cồn 90 độ vào vết, sau khi làm thử ở góc khuất của vải.
DẦU ĐÁNH BÓNG KIM LOẠI
Dùng khăn giấy hoặc giấy thấm trắng để hút càng nhiều dầu càng tốt. Bôi chất tẩy vết trước khi giặt bằng máy. Việc giặt bình thường cũng đủ tẩy sạch vết.
MỰC VIẾT MÁY
Nếu khi giặt mà vết vẫn không hết, hãy chà với nửa trái chanh, hoặc bôi nước chanh vào vết. Hãy ép phần vải dính mực giữa hai khăn trắng cho đến khi màu mực giảm nhiều. Làm lại thao tác này nhiều lần, rồi xả sạch. Hãy giặt vải lại , tuân theo chỉ dẫn trên nhãn hiệu của vải.
XI ĐÁNH GIÀY
Các vết nhỏ biến mất dễ dàng nếu bạn phun chất tẩy lên chúng. Bạn cho thêm vài giọt ammoniac vào nước xả khi giặt. Đối với các vết lớn, hãy chùi xi trước, bôi rượu trắng lên vết , xả và giặt lại.
HẮC ÍN
Các vết hắc ín khó tẩy sạch. Nhớ không làm nó lan ra lung tung. Trước tiên, hãy cạo hắc ín. Sau đó, đặt một miếng bông gạc lên vết bẩn và bôi nhiều tinh dầu bạc hà vào. Bạn giặt vải như thường.
NẾN SÁP
Để làm sạch nến trên vải giặt được, bạn có thể dùng bàn ủi nóng theo phương pháp áp dụng ở số 18. Sau đó dùng cồn 90 độ để xoá vết màu còn lại và giặt sạch.
VẾT SƠN
Hãy ngâm áo quần dính sơn vào nước tẩy sinh học cho đến khi vết sơn biến mất, rồi giặt như thường lệ. Nếu màu nhạt, hãy ngâm vải trong nước pha chút ít Javel trong 15 phút, rồi xả sạch.
Luôn làm sạch vết trước khi giặt vải
Dùng cồn 90 độ để tẩy vết màu
SƠN NHŨ TƯƠNG
Vết sơn mới tan đi cùng với nước : sau khi bạn rút hết sơn, bạn dùng miếng xốp chà vết với nước lạnh, rồi rửa. Dùng chất tẩy bình thường để xoá các vết vừa mới khô. Đối với các vết lớn đã khô, nên sử dụng dụng cụ chuyên môn để xử lý.
SƠN DẦU
Hãy chùi các vết bóng và sơn mài với rượu trắng, nhưng phải thử trước. Bạn có thể dùng miếng xốp nhúng nước lạnh và chùi. Sau đó làm lại thao tác chùi với rượu trắng nhiều lần. Hãy chờ cho không còn vết nào nữa trước khi giặt vải, vì việc giặt làm cố định vết sơn, và bạn buộc phải nhờ người chuyên môn giúp đỡ.

95.CHEWING-GUM

Nếu bạn rủi ngồi lên miếng chewing-gum để sót, bạn có thể lấy nó ra bằng cách đặt túi nước đá vào vết cho nó cứng lại. Phương pháp này nói chung tỏ ra có hiệu quả.

1. Hãy đặt áo quần trong túi chứa nước đá trong vòng một giờ, thì giờ đủ cho chewing-gum cứng lại.

2. Lôi quần áo ra khỏi túi lạnh và xếp vải cho chewing-gum bể ra. Hãy gở ra từng mẫu một.

96.VẾT SON MÔI

Để xoá hiệu quả vết son môi trên quần áo, khăn bàn, khăn tắm. Trước hết hãy dùng cồn 90 độ mà chùi. Sau đó, rót ít nước rửa chén bôi lên và xát bằng tay. Sau khi vết son đã tan, hãy giặt lại như thường.
XÁT VỚI NƯỚC RỬA CHÉN
Để có hiệu quả tốt, hãy rót nước rửa chén trực tiếp vào vết son môi.

97. VẾT CHẤT HỮU CƠ

Người lớn và trẻ em làm việc ngoài trời nhiều dễ làm dơ quần áo của mình.
Sự xử lý trước khi và sau khi giặt được mô tả dưới đây giúp bạn xoá sạch các vết và mùi khó chịu:
MỒ HÔI
Mồ hôi tạo vết vàng trên quần áo hoặc làm phai màu ở vùng nách. Hãy chà các vết mới với nước lạnh pha ammoniac (5 ml, tức một muỗng cà phê ammoniac trong nửa lít nước). Khi mồ hôi đã làm phai màu vải, hãy chà với nước pha giấm ( 15 ml giấm, tức một muỗng canh trong 250 ml nước).
VẾT CỎ
Phần lớn quần short làm bằng vải tổng hợp. Chỉ cần ngâm vải vào nước tẩy sinh học và giặt bằng máy, để xóa các vết. Hãy chà các vết lớn với xà phòng công nghiệp, rồi với cồn 90 độ. Sau đó xả và giặt.
NƯỚC TIỂU
Xả phần dính nước tiểu với nước lạnh, rồi giặt như thường. Thao tác này thường đủ để tẩy vết và mùi. Trái lại, vải có màu sáng phải được làm trắng trong nước pha chút xíu Javel và vài giọt ammôniac. Bạn cũng có thể sử dụng chất tẩy thông thường, hoặc ngâm vải trong nước tẩy sinh học.
PHẤN HOA
Chỉ cần giặt thông thường để tẩy các vết nhỏ. Nếu không thành công, hãy bôi cồn 90 độ vào, rồi xả bằng nước nóng.
PHÂN CHIM
Hốt hết phân chim và giặt quần áo. Các vết khó tẩy trên áo quần trắng hoặc vải màu sáng, cần được xử lý bằng nước pha chút ít Javel hoặc thêm nước ôxy già.
CHẤT NÔN
Hãy xả nhiều lần dưới vòi nước lạnh. Ngâm quần áo vào nước tẩy sinh học và giặt như thường, hoặc sử dụng một chương trình quen thuộc tuỳ theo loại vải.
MÁU
Hãy bỏ một nhúm muối vào chậu nước lạnh. Ngâm quần áo trong 15 phút, rồi giặt với chương trình phù hợp với loại vải.

98. CỔ VÀ CỔ TAY ÁO CÓ CÁU GHÉT

Để cho chất bẩn không còn lại khi giặt, cần phải đánh sạch cổ và cổ tay trước khi bỏ áo vào máy giặt . Để tránh cáu ghét bám nhiều giữa hai lần giặt, hãy phun cổ và cổ tay áo với hồ bột khi ủi áo.

1. Hãy chà xà phòng cục dọc theo vết cáu. Dầu gội đầu cũng có tác dụng tốt.

2. Dùng bàn chải đánh răng nhúng nước và đánh cho lên bọt. Hãy xả và giặt áo sau khi vết đã hết.

99. XOÁ VỆT NƯỚC
Khi chùi vết trên vải mềm ( lụa) hoặc vải không được giặt thường xuyên, người ta dùng miếng xốp ướt để chùi. Kết quả là khi chùi như thế, người ta dễ tạo ra quầng trên vải. Muốn xóa vệt nước này, hãy đun sôi một ấm nước và đưa phần có quầng vào hơi nước. Bạn cần lưu ý các ngón tay của mình, vì hơi nóng có thể làm phỏng ngón tay.

Hãy chú ý : hơi nước nóng hơn nước sôi

XÓA CÁC QUẦNG BẰNG HƠI NƯỚC.
100. VẾT BẨN TRÊN GIÀY DA

Mỡ có thể để lại trên giày da những vết xám không phai. Hãy dùng giấy thấm để hút nhanh tức thời, rồi chà với một cục tẩy đặc biệt dành cho giày da. Nếu vết vẫn còn, hãy tẩm xăng vào bông gòn đặt trong giẻ sạch, và chà xát. Trước khi làm, hãy thử làm trên góc kín để biết chắc là màu da không đổi.

CHÙI SẠCH BÙN KHÔ
Để chùi sạch bùn khô hoặc chất bẩn trên giày da, hãy chà với cục tẩy trắng sạch.. Phương pháp này cũng giúp lớp lông của giày dựng đứng lên.
Tẩm ít xăng để xóa vết
XÓA VẾT MỠ
Hãy chùi xăng lên vết mỡ lớn. Để tránh cho giày có nhiều màu, bạn nên chùi cả giày với chất xăng này.

101. GIÀY VẢI CÓ VẾT

Để xóa vết bẩn trên giày vải, hãy dùng bàn chải đánh răng nhúng dầu chùi sàn mà đánh. Xả sạch bằng nước nóng. Nếu vết vẫn còn, - thường trong trường hợp vết cỏ - , hãy dùng bàn chải móng tay , nhúng nước nóng và nước rửa chén để chà. Giặt lại giày bằng nước ấm và phơi cho khô.
DÙNG DẦU GỘI ĐỂ TẨY SẠCH CÁC VẾT NHỎ

No comments:

Post a Comment