Thursday, October 31, 2013

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ RIÊNG CỦA NGUYỄN VŨ TUẤN ANH

HONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ RIÊNG CỦA NGUYỄN VŨ TUẤN ANH (1)

Thứ tư 22/05/2013 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm NCLH Đông Phương
Phong Thủy Lạc Việt là một hệ thống phương pháp ứng dụng, hệ quả trực tiếp của thuyết Âm Dương ngũ hành với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - có một nội dung, nhất quán , hoàn chỉnh, có tính hệ thống, phản ánh tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri; hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết khoa học.

Đây là sự khác biệt căn bản với những tri thức rời rạc, mâu thuẫn, mơ hồ từ các mảnh vụn còn sót lại về tri thức của ngành học này vốn ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán.

Nếu như những tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng là sự thể hiện những nhận thức kỹ thuật kiến trúc và kết cấu xây dựng với tính thẩm mỹ theo nhãn quan thẩm mỹ thời đại - thì - Phong Thủy Lạc Việt chính là một hệ thống tri thức, mô tả quy luật tương tác của tự nhiên với ngôi nhà, được hệ thống hóa, chuẩn hóa và phân loại thành những quy tắc, nguyên lý, tiêu chí và các mô hình biểu kiến trong sự ứng dụng của từng hệ quy chiếu, để quán xét ảnh hưởng của những tương tác này đối với ngôi gia và con người có khả năng tiên tri. 
Căn cứ vào những tiêu chí và nguyên tắc, quy ước này, các phong thủy gia sẽ thiết kế, bài trí nội thất và tiến hành xây dựng căn nhà, hoặc các công trình xây dựng khác. Tùy theo sự hiểu biết và khả năng của các phong thủy gia, mà có thể cùng một hệ thống kiến thức về phong thủy, căn nhà vẫn có những thể hiện kiến trúc hình thức khác nhau. Tương tự như cùng một khóa kiến trúc sư ra trường và cùng thiết kế một ngôi nhà với chức năng sử dụng như nhau, mỗi người vẫn có thể đưa ra phương án kiến trúc khác nhau. Miễn là đồ án của họ phù hợp với những tiêu chí trong kiến trúc và xây dựng.

Kiến thức phong thủy và kiến trúc hiện đại hoàn toàn không hề có mâu thuẫn như nhiều người lầm tưởng. Nhưng nếu chỉ sử dụng kiến thức của kiến trúc và xây dựng hiện đại thì người kiến trúc sư sẽ thiết kế dễ hơn rất nhiều. Vì họ không bị buộc phải tuân thủ một số tiêu chí, và quy định bởi kiến thức phong thủy vốn khá chặt chẽ. Nhưng trong trường hợp này, nếu phạm phải những tiêu chí xấu trong phong thủy thì gia chủ, hoặc người thân của họ có thể gặp phải những điều không may mắn có thể tiên tri. 

Những phương pháp ứng dụng trong phong thủy hoàn toàn khách quan và đầy đủ tính chất khoa học theo tiêu chí khoa học. Nó không vì quan lớn, hoặc dân đen mà thay đổi tiêu chí và những nguyên tắc của nó. Do đó, tuân thủ theo đúng những nguyên tắc và tiêu chí phong thủy thì cũng như uống đúng thuốc, hoặc thuốc bổ, phạm vào các tiêu chí xấu thì cũng như uống thuốc độc và đều có khả năng tiên tri - chứng tỏ tính quy luật khách quan phản ánh trong các qui định và mô hình biểu kiến của phương pháp này.

Bởi vậy, hoàn toàn bất hợp lý khi cùng là hệ quả của một hệ thống lý thuyết mà lại có đến bốn trường phái phong thủy khác nhau và đầy mâu thuẫn được miêu tả trong cổ thư chữ Hán.

Phong thủy Lạc Việt là sự hiệu chỉnh và đã xác định cái gọi là bốn trường phái trong cổ thư chữ Hán thực chất là 4 yếu tố tương tác căn bản trong Phong thủy. Chúng có những phương pháp đặc thù với một hệ quy chiếu riêng trong hệ tương tác của nó và hoàn toàn không hề có mâu thuẫn về mặt lý thuyết. 

Bốn yếu tố tương tác chủ yếu đó là:

1 - Loan Đầu - Cấu trúc môi trường thiên nhiên chung quanh ngôi gia với những quy luật tương tác được mô hình hóa và ảnh hưởng đến ngôi gia, có thể tiên tri. Cổ thư chữ Hán coi đây là một trường phái ứng dụng độc lập.

2 - Cấu trúc hình thể ngôi gia - bao hàm những cơ sở của Dương trạch Tam yếu .
 Tức là hình thể ngôi gia, bên ngoài và bên trong. Ảnh hưởng của những quy luật tương tác của yếu tố này với con người sống trong ngôi gia có tính quy luật có thể tiên tri. Cổ thư chữ Hán coi đây là một trường phái ứng dụng độc lập.

3 - Ảnh hưởng của địa từ trường trái đất lên con người thông qua ngôi gia. Cổ thư chữ Hán gọi là trường phái Bát trạch.

4 - Ảnh hưởng của sự vận đông các hành tinh gần gũi trái Đất lên ngôi gia vào thời điểm xây cất và nhập trạch. Cổ thư chữ Hán gọi là trường phái Huyền không.

Những trường phái này theo mô tả trong các bản văn chữ Hán là những phương pháp tách rời, ứng dụng một cách độc lập và không có sự liên hệ với nhau. Nội dung của các trường phái này đều có những yếu tố mơ hồ về khái niệm, mâu thuẫn với nhau và có lịch sử ra đời muộn nhất là phái Huyền Không vào thế kỷ XV AC và hoàn thiện vào thế kỷ XIX AC. Sớm nhất là Bát trạch vào thế kỷ thứ II BC.

Phong thủy Lạc Việt coi đây là sự phát hiện riêng phần trong lịch sử Hán hóa các tri thức Việt khi sụp đổ ở miền nam Dương tử và xác định đó chính là bốn yếu tố tương tác với những hệ quy chiếu riêng và là hệ quả thống nhất của thuyết Âm Dương Ngũ hành. 

Sự ứng dụng một cách thống nhất và có hệ thống cả 4 yếu tố tương tác này trong kiến trúc nhà ở của người viết là một minh họa cho quan niệm trên. Và không phải là duy nhất.

Do tính phổ biến trong ứng dụng của ngành Phong Thủy Đông phương trải hàng ngàn năm. Đến nay, rất nhiều người vì kém hiểu biết đã đơn giản hóa môn phong thủy. Họ quan niệm Phong thủy chỉ là việc xem hướng bếp, hướng nhà, hướng ngồi làm việc, ngủ thì nằm quay đầu về đâu ...vv...

Nhưng ngành phong thủy thực sự lại không hề đơn giản như vậy. Phong thủy là một ngành học có kiến thức tổng hợp rất đồ sộ về những quy luật tương tác của thiên nhiên với cuộc sống của con người, có khả năng tiên tri. Để ứng dụng kiến thức phong thủy vào một ngôi gia, đòi hỏi phong thủy gia - ngoài kiến thức phong thủy - phải có một kiến thức rộng về nhiều mặt. Trong đó cần có cả khả năng cảm thụ nghệ thuật, sự tinh tế trong thẩm mỹ và kiến trúc. 

Ngành Phong thủy Đông phương, cũng không chỉ giới hạn ở phần Dương trạch: phân bổ khu đô thị, dân cư, xây dựng dự án, tư gia...vv...Mà còn cả vấn đề Âm trạch. Tức là mối liên hệ giữa nơi đặt huyệt vị người thân đã khuất và ảnh hưởng tương tác đến người còn sống..

Để thực hiện một dự án phong thủy đơn giản nhất là phong thủy cho một ngôi gia - chưa nói đến những công trình phức tạp hơn, như: xí nghiệp, nhà chung cư, khách sạn; hoặc qui mô hơn như khu chung cư; khu đô thị, thậm chí cả một thành phố... thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.
Trong trường hợp những dự án lớn - từ khu chung cư trở lên đến cấp thành phố - những kiến thức về Âm trạch phải được xét đến, như: long mạch, nơi vượng, thoái khí ...vv.....phải được đặt ra.

Nội dung bài viết này, như tôi đã trình bày - mô tả sự ứng dụng phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong một ngôi gia cụ thể là kiến trúc của ngôi gia nhà của tôi. Và từ đấy sẽ chứng tỏ rằng: Để thực hiện một phương án phong thủy - dù chỉ cho một ngôi gia - cũng cần đến một sự tính toán, tham chiếu hết sức phức tạp như thế nào.

Chúng tôi bắt đầu từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt.



Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt.
Danh xưng phong thủy Lạc Việt là hệ quả của sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để cho toàn bộ hệ thống ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Đó chính là Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt so sánh với nguyên lý căn để được ứng dụng trong cổ thư chữ Hán là Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn vương. Bạn đọc xem hình dưới đây:

Hậu thiên bát quái Văn Vương phối Lạc thư

Posted Image

"Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".

Posted Image

Những luận cứ có tính hệ thống và nhất quán chứng minh "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính là nguyên lý căn để đích thực trong tất cả mọi phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành đã được mô tả trong cuốn sách đã xuất bản: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Bạn đọc có thể tham khảo toàn bộ nội dung của cuốn sách này ngoài trang chủ của diễn đàn. Ở đây, tôi chỉ đưa lên hình ảnh để đối chiếu, so sánh với sự ứng dụng cụ thể trong kiến trúc nhà của tôi.

Sự thay đổi nguyên lý căn để này - nhân danh nền văn hiến Việt - đã dẫn đến sự phục hồi những yếu tố căn bản cấu thành thuyết Âm dương ngũ hành, giải thích và phục hồi những gía trị đích thực của Lạc thư hoa giáp, hiệu chỉnh Tử Vi Lạc Việt và hợp nhất một cách hoàn chỉnh những nội dung rời rạc, thất truyền và sai lệch trong cổ thư chữ Hán của ngành phong thủy - hoàn toàn phù hợp khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học.
Môi trường cảnh quan nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Yếu tố Loan đầu.
Căn nhà của tôi có diện tích đất xây dựng là 127 mét vuông. Hướng Tuất, Tọa Thìn. Nằm ở khúc quanh bên sông Sài Gòn, Bên kia sông là khu du lịch Bình Quới gần cư xá Thanh Đa nổi tiếng một thời. Vị trí ngôi nhà trong cảnh quan này, được thể hiện màu đỏ, lớn hơn tỷ lệ thật cho dễ nhìn, trong bản vẽ dưới đây:


Posted Image

Quán xét mối quan hệ giữa cảnh quan môi trường với ngôi gia, cổ thư chữ Hán quen gọi là trường phái Loan Đầu. Thực ra với Phong Thủy Lạc Việt thì đây chính là một trong bốn yếu tố tương tác cấu thành hệ thống ứng dụng của ngành Phong Thủy Lạc Việt. Bô môn Loan đầu có một hệ quy chiếu và những nguyên lý , quy tắc riêng trên cơ sở hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương ngũ hành. Đây là yếu tố đầu tiên cần được xét đến khi chọn đất và xem xét ảnh hưởng của tương quan môi trường với vị trí căn hộ.

Ở vị trí địa lý này - theo quan niệm về "Khí" của Phong thủy Lạc Việt - thì căn hộ của tôi, hoàn toàn bất lợi về Âm khí. Âm khí vượng và tụ lại từ địa danh Vườn Lài đến phía dưới cầu Thanh Đa trên bản đồ và ở mé bên trái sông Sài Gòn - trừ bán đảo Thanh Đa (Bán đảo Thanh Đa là vị trí suy khí nặng). 

Nhưng bù lại, chính hai cây cầu Bình Lợi và Bình Triệu đã dẫn khí vào khu vực căn hộ của tôi.
Vị trí căn hộ được thế Thanh Long, Bạch hổ cân đối. Nhưng hậu sơn có vấn đề, chính vì dòng sông uốn quanh sau nhà. Nhưng xét tổng quan về hình thể thì đấy là một thế đất xấu - Bị phạm cách "Thượng sơn hạ thủy" (Trên núi ngậm nước) , cho tất cả những ngôi gia có hướng Bắc, Tây Bắc tọa Nam, Đông Nam - nếu như không khắc phục được hiện trang này thì hậu vận rất phiền phức, mặc dù từ sau nhà tôi ra đến bờ sông còn cả 3/ 400m. Tuy nhiên, với những ngôi gia có hướng Nam, Đông nam thì không phạm cách này, nhưng lại nghịch Long hổ, cũng không thật tốt.

Có thể nói rằng: Nếu như dòng sông Sài Gòn chảy đến cầu Bình Triệu, chảy thẳng theo kênh Thanh Đa thì thế đất còn tạm được. Chính khúc quanh sang phải làm nên bán đảo Thanh Đa đã phá thế đất căn hộ của tôi. Nhưng bù lại, chính cái "võng nước" phía sau nhà lại là nơi tụ Thiên khí do từ trường trái đất tạo ra. 

Nếu xét về khu vực vượng khí trên bản đồ này thì hai trục: tọa Bắc triều Nam và Tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam (Theo PTLV) bên trái sông Sài Gòn trên bản đồ này đểu rất tốt. Bên phải sông Sài Gòn rất xấu, đặc biệt là bán đảo Thanh Đa. Thế đất của tôi còn tạm được, ngoại trừ cách xấu đã nói ở trên.
Posted Image

Mô hình phân cung, điểm hướng với huyệt khí bảo châu này, hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Trong đó phần Đông trạch gồm các phương vị Bắc (Khảm); Đông (Chấn); Nam (Ly); Tây nam (Tốn) để tô màu vàng. Tây trạch màu trắng. 
Khí mạch từ dòng sông Sài Gòn từ hướng Tuất dẫn lại. Đây chính là hướng chuẩn của căn hộhợp với Bảo Châu huyệt khí "Canh". Dòng sông mở rộng, ôm lấy cuộc đất rất hữu tình, tạo nên thế "Tả Thanh Long" tuyệt đẹp cho cuộc đất. Nhưng ở thế "Hình hữu dư, thần bất túc" - cái này anh chị em PTLV cao cấp đều đã biết: Khí tụ bên Hữu ngạn sông, bên Tả ngạn vô khí - nếu như không có hai cây cầu dẫn khí qua.

Nhưng cũng phải nói rằng: chúng tôi đã chọn cả chục cuộc đất - tất nhiên là trong phạm vi túi tiền cho phép - ở khắp ngõ ngách Sài Gòn. Cuối cùng xét thấy cuộc đất này có thể "khắc phục được khuyết điểm và phát huy ưu điểm" Posted Image - trên cơ sở tiêu chí và những nguyên tắc của PTLV, nên quyết định mua miếng đất này.


Posted Image
Hòn non bộ này được trấn trạch phía sau nhà, khắc phục sự khiếm khuyết của cách xấu "Thượng sơn hạ thủy" ( Nước tụ phía sau nhà)(*)
===================
* Lưu ý: Thế núi trong hình này Âm vẫn còn vượng. Nhưng tôi chưa có thời gian chỉnh sửa lại. Tạm đặt vào đây.

Về yếu tố Loan đầu - Cảnh quan môi trường - thì trên thực tế của cuộc sống hiện đại rất khó lựa chọn theo ý muốn. Thế đất của tôi còn bị một yếu tố xấu nữa: Đó chính là mỗi khi triều cường, lòng đường lại ngập nước. Xét tương quan ngôi nhà và môi trường lại phạm cách "Dương thịnh, Âm suy". Về mặt kỹ thuật thì Thiên Anh (Hoàng Anh) - Học viên khóa Phong thủy Lạc Việt cao cấp - Giám đốc Cty xây dựng và Nội thất Gia Phúc - bảo đảm làm rất kỹ nền móng. Tất nhiên Thiên Anh sẽ hiểu tôi muốn gì và biết cần phải làm gì với ngôi gia của tôi theo Phong Thủy Lạc Việt. Kết quả của sự xây dựng này về mặt phong thủy chính là nội dung của bài viết này.

Về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phong thủy - thì - việc đóng cọc, gia cố nền móng , cũng chính là một biện pháp cân bằng Âm Dương ở những cuộc đất nền không cứng chắc (Âm suy). Việc quy hoạch đường nội bộ trong tương lai sẽ nâng cao mặt đường lên khoảng nửa mét (Âm vượng) - Do đó, để cân bằng Âm Dương trước quy hoạch thì nền nhà phải cao - trường hợp này lại phạm cách "Cô Âm" cho chính ngôi gia, khi nền đường chưa nâng cao.

Để khắc phục các cách phạm tiêu chí phong thủy này, cũng còn có cả chút may mắn. Đó là xung quanh ngôi gia của tôi, đều đã có nhà xây cất từ trước. Nền của họ khá cao. Nên cách "cô Âm" của ngôi gia của tôi không hoàn toàn cô Âm. Có thể nói rằng: nếu như ngôi gia của tôi được xây đầu tiên trong cuộc đất này và xung quanh trống trải thì chắc chắn tôi không thể mua miếng đất ở đây để xây nhà.

Qua đó, bạn đọc cũng thấy rất rõ rằng: Chỉ riêng về yếu tố cảnh quan môi trường tác động lên ngôi gia, cũng cho thấy những liên hệ tương tác từ tổng hợp cảnh quan khu vực rộng, cho đến chi tiết chung quanh ngôi gia đều cần phải xét đến.

Trên thực tế thì yếu tố cảnh quan xấu, chỉ có thể khắc phục bởi chính cấu trúc hình thể nhà tương quan.

Phần tiếp theo đây là phần nội dung ứng dụng chính của Phong Thủy Lạc Việt trong kiến trúc ngôi gia của tôi.



Bát trạch Lạc Việt & Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt
Ứng dụng trong kiến trúc ngôi gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh


Trong cấu trúc hình thể nhà được quán xét trên cơ sở hai yếu tố tương tác căn bản - mà cổ thư chữ Hán gọi là "trường phái Bát Trạch" và trường phái "Dương trạch tam yếu", có cân nhắc và tham chiếu với yếu tố cảnh quan môi trường (Loan đầu).

Sự nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy đây chính là hai yếu tố tương tác có mối liên hệ khá chặt chẽ và hoàn toàn không hề mâu thuẫn nhau. Mặc dù chúng có hệ quy chiếu khác nhau và hệ thống phương pháp luận ứng dụng riêng; nhưng chúng hoàn toàn hỗ trợ và bổ sung cho nhau khá chặt chẽ.

Nó tương tự như ngành "gây mê hồi sức" và ngành mổ xẻ trong y học vậy. Không thể coi đây là hai "trường phái" trong y học được. Chính vì tính tương tác phức tạp của các yếu tố trên trong phong thủy và là hệ quả của sự thống nhất từ hệ thống lý thuyết căn bản là thuyết Âm Dương ngũ hành - cho nên có thể sử dụng ưu thế của hệ quy chiếu của yếu tố tương tác này, để khắc phục những yếu tố xấu xét từ một hệ quy chiếu của yếu tố tương tác khác.

Sự mâu thuẫn giữa các "trường phái" trong phong thủy; sự mơ hồ về những khái niệm cũng như nội dung từ cổ thư chữ Hán và tính bất hợp lý trong sự xuất hiên của chính những cái gọi là "trường phái" trong lịch sử phong thủy từ văn minh Hán, thì chúng tôi đã có nhiều bài viết chứng minh trên diễn đàn, bạn đọc có thể tham khảo.

Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày về sự ứng dụng của Phong Thủy Lạc Việt, nhằm thể hiện tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của ngành học này - hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống phương pháp luận ứng dụng, nhân danh khoa học - thuộc về một nền văn minh cổ xưa, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt.


Posted Image
Posted Image

Sơ đồ mặt bằng nhà, phân cung theo Bát Trạch Lạc Việt 
- Tức nhất quán với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt " (Đổi chỗ Tốn/ Khôn).


Posted Image
Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt " - tương đương "Dương trạch tam yếu"
Sơ đồ phiên tinh phòng.

Posted Image
Cấu trúc hình thể nhà.


Từ sơ đồ kiến trúc nhà và hình ảnh bạn đọc cũng nhận thấy những tiêu chí và nguyên tắc ứng dụng trong phong thủy đều được ứng dụng triệt để và hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt trong việc phân cung, điểm hướng và kiến trúc.

Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.

Nếu như tri thức khoa học hiện đại xác định được rằng: Bản chất của mọi vật thể có khối lượng trong vũ trụ, đều có cấu trúc từ những hạt vật chất vi mô, gọi là những hạt cơ bản. Thuyết Lượng tử của Vật Lý hiện đại nhận thấy sự giống nhau giữa cái chìa khóa lạnh ngắt và bông hồng đầy cảm xúc. Nhận thức của khoa học hiện đại mới chỉ đạt tới tính trực quan - thông qua các phương tiện kỹ thuật - và mang tính cơ học. 

Nhưng trong Lý học Đông phương, nền tảng nhận thức không những hoàn toàn tương đồng như tri thức khoa học hiện đại, khi xác định rằng: "Vạn vật đông nhất thể";mà còn tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều khi ứng dụng trong cuộc sống của con người - cụ thể là ngành phong thủy.

Phong thủy Lạc Việt xác định rằng: Mọi ngôi gia, thậm chí từng căn phòng trong ngôi gia đều có thể coi như những sinh thể sống. Tính biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng với ngôi gia đều được ứng dụng triệt để. Thí dụ như tính tương sinh của Ngũ hành - mái nhà nhọn, đỏ thuộc Hỏa sinh căn nhà vuông ,màu vàng thuộc Thổ; hoặc nhà hình cái ấn: hình "lộ cốt phòng"....vv....Tất cả những cái đó đều mang tính biểu tượng và mối liên hệ tương quan với những biểu tượng đó trong việc tương tác với con người trong ngôi gia.

Qua đó, bạn đọc cũng thấy rằng: Khi khoa học hiện đại mới chỉ dừng lại ở tính nhận thức thì nền văn minh cổ xưa không những cũng có sự tương đồng về nhận thức, mà còn tỏ ra vượt trội khi ứng dụng cụ thể trong cuộc sống của con người, qua mối liên hệ giữa các biểu tượng trong sự ứng dụng trong phong thủy.

Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt - và Lý học Đông phương nói chung - 
đòi hỏi một tư duy trừu tượng rất phong phú và phát triển, để quán xét mối liên hệ giữa mọi hiện tượng.

Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước
Một trong những phương pháp nghiên cứu trong khoa học hiện đại, người ta thường loại suy mọi yếu tố bên ngoài đối tượng nghiên cứu, đặt đối tượng nghiên cứu vào một môi trường chuẩn, từ đó làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương và Phong thủy - là hệ quả ứng dụng của Lý học - người viết nhận thấy những dấu ấn "hóa thạch" trong phương pháp nghiên cứu của nền văn minh đã tạo dựng nên những giá trị của nền văn minh Đông phương, hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu của tri thức khoa học hiện đại. 

Đó chính là những khái niệm : Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ. Những khái niệm này trong ứng dụng phong thủy được mô tả như sau: 

Huyền Vũ - biểu tượng bằng con rùa đen: Phương chính Bắc

Thanh Long - Biểu tượng bằng con rồng xanh lá cây. Phương chính Đông.

Chu Tước - Biểu tượng bằng con chim sẻ đỏ, hoặc phượng hoàng lửa. Phương chính Nam.
Bạch Hổ - biểu tượng bằng con hổ trắng: Chính Tây.

Trong truyền thuyết và huyền thoại Nhật Bản cũng nói đến 4 vị thần ở bốn phương với biểu tượng như trên.

Nhưng ứng dụng trong phong thủy thì Huyền Vũ - Rùa đen - là sơn nhà; Chu Tước là hướng nhà, Thanh Long bên trái, Bạch Hổ bên phải - bất luận nhà hướng nào thì những quy ước trên vẫn phải tuân thủ như một nguyên tắc trong phong thủy: Huyền Vũ phải nhô cao; Chu Tước phải quang đãng, sáng sủa - nếu tụ thủy gọi là cách "Minh đường tụ thủy" - thì rất tốt. Bạch Hổ phải uy vũ, ngắn hơn Thanh Long và nhô cao, Thanh Long phải uyển chuyển và vươn dài ôm lấy cuộc đất.

Nguyên lý lý thuyết để có quy định như trên về Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền vũ, Chu Tước đã được giảng và phân tích trong lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Người viết chỉ nhắc lại vài yếu tố 
ở đây - vì giới hạn bài viết chỉ là ứng dụng. Nhưng những phong thủy gia đều biết quy định này của 4 yếu tố trên. Tuy nhiên ứng dụng như thế nào thì vấn đề lại không đơn giản.

Vấn đề được đặt ra: Tại sao cổ thư ghi rõ Huyền Vũ phương Bắc; Chu Tước phương Nam..vv..thì tại sao thực tế với mọi phương hướng của ngôi gia thì Huyền Vũ được coi là sơn, Chu Tước thuộc hướng?

Như phần trên tôi đã trình bày: Chính nền văn minh cổ xưa cũng đã xây dựng một mô hình chuẩn, sau khi loại suy các yếu tố tương tác bên ngoài để quán xét bản chất của hiện tượng. Mô hình chuẩn này là một ngôi gia tọa Bắc, hướng Nam. Tất nhiên bên trái (Tả) là phía Đông và phải (Hữu) là phía Tây. Tọa Bắc triều Nam chính là trục từ trường và hướng Bắc là Thiên cực của Trái Đất (Thiên cực Bắc hiện nay là chòm sao Đại Hùng tinh). Bởi vậy phía Bắc được gọi là Huyền Vũ - Vũ trụ sâu thẳm.

Nhưng tại sao lại biểu tượng là con rùa? 

Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: "Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang". Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định giá trị của nền văn minh Lạc Việt.

Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam. 

Huyền Vũ là cái có trước - theo hệ quy chiếu "Dương trước, Âm sau" thì Huyền Vũ thuộc Dương, Chu Tước thuộc Âm. Chính vì Chu Tước thuộc Âm, nên sự tác động của Dương khí - nếu Âm Dương hài hòa thì Thủy sinh. Hiện tượng "minh đường tụ thủy" chính là biểu hiện của sự hài hòa Âm Dương. 

Tương tự như vậy, Thanh Long - Bạch Hổ chính là trục Đông Tây của Địa cầu quay từ trái sang phải - nếu quán xét từ bên ngoài Địa Cầu và theo trục Bắc Nam - Nếu đứng từ trong ngôi gia mô hình chuẩn - tọa Bắc, triều Nam - thì trái Đất quay từ phải (Bạch Hổ) sang Trái (Thanh Long). Đương nhiên chiều tương tác của vũ trụ sẽ từ Đông sang Tây. Chính sự tương tác này làm nên mọi phát sinh và phát triển trên Địa Cầu , nên biểu tượng là Rồng - sức mạnh vũ trụ - thuộc Dương. Đó là lý do vì sao Tả Thanh Long có sông, ngòi, kênh rạch....lại là biểu hiện của Âm Dương hài hòa. Đối xứng với Thanh Long Dương là Bạch Hổ âm nên phải nhô cao, hơn Thanh Long và phải ngắn và hùng vĩ. Vì đã cực Âm thì phải là màu trắng (Dương) để cân bằng âm dương - Đây là nguyên nhân để Phong Thủy Lạc Việt gần như cấm tuyệt đối dùng non bộ màu đen, hoặc màu tối - trừ trường hợp đặc biệt. 

Đến đây, tôi muốn nói thêm về một điều mà ai cũng biết: Đó là vì sao tôi cho rằng Thủ Đô Hà Nội đặt ở vị trí hiện tại là tốt nhất và không nên chuyển về Ba Vì - Hồ Đồng Mô không đủ thủy khí thể hiện bằng sông Hồng Hà. Cho nên Âm sẽ cực thịnh và Dương suy. Cuộc sống gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Hạn chế những cái xấu và phát huy những cái tốt thì cuộc sống cũng đỡ hơn. "Có kiêng, có lành" - các cụ bảo thế! Không có vấn đề "khoa học tâm linh", hay "khoa học huyền bí". Khoa học là khoa học và chỉ có sự chưa hiểu biết mà thôi!

Trên đây, người viết chỉ phân tích một vài khia cạnh của 4 yếu tố trong phong thủy và ứng dụng trong ngôi gia của chính tôi.

Tả Thanh Long

Trong ngôi gia của Nguyễn Vũ Tuấn Anh


Từ sự phân tích trên, phía bên trái của ngôi gia được thiết kế một hồ cá cảnh dài 10m x 2 m


Posted ImageHồ cá này tôi vẫn chưa thực sự vừa ý. Nhưng tạm vậy.


Tả Thanh Long không chỉ là hồ nước, sông ngòi..vv.....trong phạm vi cảnh quan môi trường bên trong và ngoài ngôi gia. Một con đường bên trái nhà - thậm chí một con hẻm cũng coi là Thanh Long. Ngay cả trong một ngôi gia thì hành lang lưu thông trong nhà - trong điều kiện mặt phẳng khu vực cảnh quan được coi là bằng phẳng - thì cũng phải thiết kế bên trái.
Bạn đọc xem sơ đồ nhà của tôi: 



Posted Image

Posted Image
Hành lang lưu thông được thiết kế bên trái nhà.

Xin l
ưu ý: Đây là trường hợp phổ biến trong điều kiện mặt bằng xây dựng tương đối phẳng so với khu vực cảnh quan. Điều này còn tùy thuộc vào con đường trước mặt nhà dốc từ phía nào hoặc phẳng.
 Nhà tôi hơi dốc về phía bên trái. Nhưng độ dốc không đáng kể.

Hữu Bạch Hổ

Toàn bộ căn nhà và cấu trúc trong sự tương quan với Thanh Long là Bạch Hổ. Trong nội thất căn nhà so với hành lang thì bên phải là Bạch Hổ, so với hồ cá ngoài sân thì căn nhà là Bạch hổ, so với hẻm bên trái nhà - nếu có - thì căn nhà là Bạch Hổ...vv....

Bạch Hổ là một khái niệm trừu tượng, mô tả tất cả những thực tại hiện hữu bên phải cân đối với Thanh Long, hoặc qua tâm nhà, căn nhà. 

Trong bài viết này - nếu so với bể cá trong sân thì nó chính là căn nhà. Nếu so với hành lang trong nhà thì nó chính là cấu trúc phía bên phải nhà. Thanh Long và Bạch hổ phải uy nghi, nhưng không hung sát.

Phong Thủy Lạc Việt - cũng như Lý học - lấy sự hài hòa, cân đối làm chuẩn mực, không thái quá, không bất cập. Tức là tính cân bằng Âm Dương trong mối quan hệ của các yếu tố Thanh Long - Bạch Hổ; Huyền Vũ - Chu tước.

Tính cân bằng âm dương trong bố cục kiến trúc, không cực đoan như nhiều người lầm tưởng theo kiểu bên phải và bên trái phải giống y như nhau. Có một câu chuyện hài có thật như sau:
Đám học sinh chúng tôi sơ tán chiến tranh. Về một vùng quê. Một thằng trong lớp hỏi: "Mày đến nhà bà Năm Gánh cuối xóm chưa?".Mặc dù chưa đến nhà bà này bao giờ, nhưng thằng bạn láu cá của tôi trả lời: "Tao đến rồi! Nhà bà ấy ở giữa có bàn thờ và hai bên có hai cái giường chứ gì!". 

Thực ra thì bố cục nội thất trong các nhà ở nông thôn Bắc Việt Nam hầu hết đều như vậy. Ngay đến bây giờ, bạn cũng có thể thấy cách bổ cục này ở những căn nhà xưa. Điều này cho thấy tính phổ biến văn hóa Lý học về sự cân bằng Âm dương trong sinh hoạt của từng gia đình Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cách hiểu đơn giản nhất về tính cân bằng Âm dương trong sự cân đối.

Thí dụ như tính hài hòa trong bức tranh thủy mặc dưới đây - chính hàng chữ bên trái bức tranh làm cân bằng bố cục toàn bộ bức tranh, mà không phải là sự cân đối cơ học theo kiểu: "Ở giữa bàn thờ, hai bên hai cái giường". 

Posted Image

Quí vị và anh chị em thân mến.

Trong sự tiến hóa của muôn loài thì tính phân loại xuất hiện ngay từ khi xuất hiện giới sinh vật. Sinh vật càng cao cấp thì khả năng nhận thức để có thể phân loại mọi hiện tượng càng phát triển. Ngay con cá cũng biết phân loại - và động vật càng cao cấp thì khả năng nhận thức và phân loại giữa mọi sự kiện và hiện tượng càng phát triển. Đấy là một thực tại khách quan.

Do đó, một lý thuyết khoa học càng cao cấp thì phải phản ánh được sự phân loại mọi hiện tượng và sự vật, sự việc - tức là phản ánh hiện thực khách quan này. Trong tri thức của khoa học hiện đại chưa có một lý thuyết nào đạt đến khả năng phân loại tổng hợp mọi hiện tượng, sự vật, sự việc...Kể cả thuyết Tương đối của Einstein. Ngoại trừ lý thuyết toán của Cantor, gọi là "nghịch lý Cantor". Nhưng lý thuyết này cũng chỉ mới chạm tới khả năng phân loại khi mô tả các tập hợp.

Nhưng chính thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh cổ xưa lại là một lý thuyết có tính phân loại cực kỳ cao cấp:

Phân loại tất cả mọi hiện tượng, sự kiện, sự vật, sự việc trong vũ trụ, cả không gian và thời gian. Tính phân loại được mô tả ngay trong khái niệm Âm Dương và Ngũ hành. Ngành phong thủy Lạc Việt là hệ quả của học thuyết này. Do đó nó cũng phải mang yếu tố phân loại.

Trong phong thủy Lạc Việt - và Lý học nói chung - bao giờ cũng phải xét đến tính tổng thể trước, hay còn gọi là Đại cục. Tức là yếu tố bao hàm. Sau đó mới xét đến các yếu tố hàm chứa trong đó. Trong những yếu tố hàm chưa lại tiếp tục xét đến yếu tố căn bản rồi mới xét đến tiểu tiết - tức là những yếu tố trong yếu tố căn bản hàm chứa nó...Nói theo thuật toán Cantor thì đó là những phần tử trong một tập hợp. Và luôn có một tập hợp lớn hơn hàm chứa các tập hợp con.

Trong phong thủy Lạc Việt thì yếu tố lớn nhất chính là yếu tố Loan đầu, tức cảnh quan môi trường - Khí có vượng thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu.

Khí trong Phong thủy Lạc Việt lại chia làm hai loại Âm Khí và Dương khí. Tôi xin lưu ý một lần nữa là: Khái niệm Âm Dương khí chỉ mang tính phân loại, so sánh. Âm khí không hàm chứa ý nghĩa xấu. Âm Khí chỉ mang ý nghĩa xấu khi mang lại tính tương tác xấu với con người trong từng trường hợp cụ thể. Thí dụ như trong nghĩa trang - "Âm khí nặng nề"....Thì Âm khí ở đây mang hàm ý xấu. Cho nên một cảnh quan - loan đầu - tốt thì Âm khí vận động trong lòng đất vùng đó phải tụ và hài hòa với Dương khí - Cây cỏ, non nước phải thuận hòa và tươi tốt là hình tướng thể hiện của Khí thịnh vượng.

Ở những nơi vượng khí thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Cho nên Phong thủy Lạc Việt lấy "khí" làm trọng. Thí dụ: 
Một cái dù với một chiếc xe đẩy bán nước giải khát bình dân lề đường, ở một phố đông đúc trong Quận 1 Sài gòn, đôi khi thu nhập còn nhiều hơn một tiệp chạp pô đúng phong thủy ở vùng quê hẻo lánh.

Ngoài yếu tố Loan đầu thì yếu tố tiếp theo chính là Vận của vị trí xây cất. Đó là yếu tố Huyền không. Yếu tố này sẽ quyết định nhiều thành tố khác trong việc xây cất nằm trong tập hợp của nó, như: Vị trí động thổ, hình thể nhà, ngày động thổ và còn phải kết hợp với tuổi gia chủ...vv...Người viết sẽ phân tích yếu tố này ở cuối bài - Tất nhiên, trên cơ sở Huyền Không Lạc Việt với nguyên lý căn để của thuyết Âm dương ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt là "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt".

Từ những yếu tố căn bản này, và thực tế cuộc đất hình Thổ (Chữ nhật), Sơn hướng đều thuộc Thổ và là cửa Thiên Môn, Địa hộ (Thìn - Tuất), lại có Thái Tuế - Mộc - chiếu năm 2012 (Năm nay 2013 - Thái Tuế chiếu Khôn/ Tỵ và đối xung Càn / Hợi).

Tất cả những yếu tố này quyết định hình thể nhà từ mái nhà đến mái cổng đều thuộc Hỏa hình (Hình nhọn) và mái ngói đỏ. Bậc tam cấp đầu tiên qua cổng phần giữa cũng lót đá granit đỏ. ở giữa. Mục đích của hình tượng Hỏa này là hóa giải Thái Tuế. Đây cũng là ý nghĩa của quả cầu đỏ phía sau nhà.

Posted Image

Posted Image


Những tiêu chí phong thủy tiếp theo trong ứng dụng kiến trúc nhà của tôi, sẽ được tiếp tục mô tả tiếp tục trong các bài viết tiếp theo. Nhằm chứng tỏ một cách cụ thể chứng minh rằng:

1 . Cội nguồn ngành Phong thủy học của nền văn minh Đông phương là một ngành học hoàn toàn khoa học có tính ứng dụng. Cụ thể: 
Đó là một hệ thống nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật hết sức phức tạp và có khả năng tiên tri - Tức là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học. 

Trong yếu tố thứ nhất này, tôi lưu ý quí vị và anh chị em quan tâm rằng:

Ngành phong thủy và thuyết Âm Dương Ngũ hành là những hệ thống lý thuyết, tổng hợp thực tại và mô tả thực tại bằng những khái niệm trừu tượng và những mô hình biểu kiến. Cho nên việc quán xét tính chân lý của nó, phải căn cứ trên tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học - tức là quán xét trên một tổng thể bao quát cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Chứ không thể so sánh với chính cổ thư chữ Hán nói về một hiện tượng cục bộ liên quan. Hay nói rõ hơn: Khi phân biệt đúng sai thì phải có một chuẩn để phân biệt. Chứ không thể phán xét sự đúng sai trên cơ sở chi tiết trong một trường hợp ứng dụng cục bộ. Chuẩn phân biệt này chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

2. Nội dung của ngành học này mô tả những quy luật của tự nhiên gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong ngôi gia và có cội nguồn từ nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã từng tồn tại trên trái Đất này mà văn hiến Lạc Việt - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - chính là chủ thể tiếp nối những giá trị của nó, sau khi nền văn minh toàn cầu này bị hủy diệt bởi một thiên tai trên toàn cầu. Những kiến thức này bổ sung cho kiến thức của ngành kiến trúc và xây dựng mang tính cơ học của nền khoa học hiện đại. Danh xưng Phong thủy Lạc Việt chỉ nhằm xác định cội nguồn của ngành học này.

Sự hiệu chính từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, tính hợp lý khi giải thích mọi hiện tượng liên quan thể hiện tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri - phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học xác định điều này.

Còn đối với "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" và tất cả mọi thay đổi vị trí bát quái của những nhà nghiên cứu sau này trong lịch sử văn minh Đông phương - sau khi nền văn minh Việt sụp đổ miền nam Dương tử cách đây hơn 2000 năm - cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang viết bài này - đều không thỏa mãn được những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Tôi cũng xin lưu ý quí vị và anh chị em quan tâm là:

Cho dù phong thủy ngôi gia căn nhà của tôi là tuyệt hảo và thỏa mãn tất cả các yếu tố phong thủy (Huống chi nó chưa phải tuyệt hảo) - thì - nó cũng chỉ là một phần tử trong một tập hợp của môi trường tự nhiên. Cho nên nó vẫn phụ thuộc vào những diễn biến mang tính quy luật - quen gọi là định mệnh - giành cho tập hợp hàm chứa nó.

Tôi vẫn luôn xác định rằng: Kiến thức phong thủy cũng như kiến thức Dược học trong việc dùng thuốc. Uống phải thuốc độc - cũng như phong thủy sai - thì chắc chắn chết. Nhưng uống thuốc bổ - cũng như phong thủy đúng - thì mọi việc có vẻ bình thường. Sở dĩ tôi nhận xét vậy - mọi việc bình thường - vì có thể nói ngay rằng: Tất cả những tri thức của nền khoa học hiện đại, không có một hệ thống kiến thức nào có thể giải thích hiện tượng trên cơ sở lý thuyết - có mối liên hệ có tính hệ thống với mọi hiện tượng liên quan. Điều này, chính các nhà khoa học hàng đầu đẳng cấp quốc tế cũng thừa nhận. Cụ thể và chi tiết hơn: Người ta chỉ giải thích hiện tượng mang tính trực quan sau khi hiện tượng xảy ra. 

Thí dụ: Một sự cố đụng xe. Người ta có thể giải thích nguyên nhân sau khi sự cố xảy ra. Nhưng chỉ với một thày Tử Vi giỏi của Lý Học, sẽ căn cứ vào các đại lượng trên lá số Tử Vi Đông phương có thể tiên tri trước hiện tượng tai nạn xảy ra cho đương số. Hay nói rõ hơn: Giữa sự giải thích trực quan phổ biến trong cuộc sống và sự giải thích trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết rõ ràng hoàn toàn khác nhau và là một khoảng cách cực kỳ lớn lao. Do đó, khi phong thủy tốt thì người ta thấy bình thường là vậy.

Và ngay cả phương pháp xem Tử Vi Đông Phương cũng chỉ là mô hình biểu kiến, hệ quả có tính ứng dụng riêng phần của một nền tảng trí thức được mô tả trong thuyết Âm Dương ngũ hành, chứ không phải bản chất và nội dung của lý thuyết đó. Qua đó thì bạn đọc cũng thấy giá trị thực chất của hệ thống lý thuyết này - mà tất cả các ngành ứng dụng của nó, từ Đông y, Tử Vi, Thái Ất, Phong thủy...vv...chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mặc dù chỉ cần thế thôi, cũng đủ là sự bí ẩn huyền vĩ hàng thiên niên kỷ trong văn minh nhân loại, chưa nói đến bản chất tri thức của học thuyết đó. Mà một ví dụ nhỏ và không phải là duy nhất: "Không có Hạt của Chúa" - nếu "chẳng may" tôi đúng - thì đây là một điều rất rõ ràng và rất trực quan cho tất cả những ai quan tâm đến Lý học. 


No comments:

Post a Comment