Thursday, October 31, 2013

PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ RIÊNG CỦA NGUYỄN VŨ TUẤN ANH

HONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ RIÊNG CỦA NGUYỄN VŨ TUẤN ANH (1)

Thứ tư 22/05/2013 12:00:00 (GMT +7)
Tác giả: Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm NCLH Đông Phương
Phong Thủy Lạc Việt là một hệ thống phương pháp ứng dụng, hệ quả trực tiếp của thuyết Âm Dương ngũ hành với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - có một nội dung, nhất quán , hoàn chỉnh, có tính hệ thống, phản ánh tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri; hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết khoa học.

Đây là sự khác biệt căn bản với những tri thức rời rạc, mâu thuẫn, mơ hồ từ các mảnh vụn còn sót lại về tri thức của ngành học này vốn ghi nhận trong các bản văn cổ chữ Hán.

Nếu như những tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng là sự thể hiện những nhận thức kỹ thuật kiến trúc và kết cấu xây dựng với tính thẩm mỹ theo nhãn quan thẩm mỹ thời đại - thì - Phong Thủy Lạc Việt chính là một hệ thống tri thức, mô tả quy luật tương tác của tự nhiên với ngôi nhà, được hệ thống hóa, chuẩn hóa và phân loại thành những quy tắc, nguyên lý, tiêu chí và các mô hình biểu kiến trong sự ứng dụng của từng hệ quy chiếu, để quán xét ảnh hưởng của những tương tác này đối với ngôi gia và con người có khả năng tiên tri. 
Căn cứ vào những tiêu chí và nguyên tắc, quy ước này, các phong thủy gia sẽ thiết kế, bài trí nội thất và tiến hành xây dựng căn nhà, hoặc các công trình xây dựng khác. Tùy theo sự hiểu biết và khả năng của các phong thủy gia, mà có thể cùng một hệ thống kiến thức về phong thủy, căn nhà vẫn có những thể hiện kiến trúc hình thức khác nhau. Tương tự như cùng một khóa kiến trúc sư ra trường và cùng thiết kế một ngôi nhà với chức năng sử dụng như nhau, mỗi người vẫn có thể đưa ra phương án kiến trúc khác nhau. Miễn là đồ án của họ phù hợp với những tiêu chí trong kiến trúc và xây dựng.

Kiến thức phong thủy và kiến trúc hiện đại hoàn toàn không hề có mâu thuẫn như nhiều người lầm tưởng. Nhưng nếu chỉ sử dụng kiến thức của kiến trúc và xây dựng hiện đại thì người kiến trúc sư sẽ thiết kế dễ hơn rất nhiều. Vì họ không bị buộc phải tuân thủ một số tiêu chí, và quy định bởi kiến thức phong thủy vốn khá chặt chẽ. Nhưng trong trường hợp này, nếu phạm phải những tiêu chí xấu trong phong thủy thì gia chủ, hoặc người thân của họ có thể gặp phải những điều không may mắn có thể tiên tri. 

Những phương pháp ứng dụng trong phong thủy hoàn toàn khách quan và đầy đủ tính chất khoa học theo tiêu chí khoa học. Nó không vì quan lớn, hoặc dân đen mà thay đổi tiêu chí và những nguyên tắc của nó. Do đó, tuân thủ theo đúng những nguyên tắc và tiêu chí phong thủy thì cũng như uống đúng thuốc, hoặc thuốc bổ, phạm vào các tiêu chí xấu thì cũng như uống thuốc độc và đều có khả năng tiên tri - chứng tỏ tính quy luật khách quan phản ánh trong các qui định và mô hình biểu kiến của phương pháp này.

Bởi vậy, hoàn toàn bất hợp lý khi cùng là hệ quả của một hệ thống lý thuyết mà lại có đến bốn trường phái phong thủy khác nhau và đầy mâu thuẫn được miêu tả trong cổ thư chữ Hán.

Phong thủy Lạc Việt là sự hiệu chỉnh và đã xác định cái gọi là bốn trường phái trong cổ thư chữ Hán thực chất là 4 yếu tố tương tác căn bản trong Phong thủy. Chúng có những phương pháp đặc thù với một hệ quy chiếu riêng trong hệ tương tác của nó và hoàn toàn không hề có mâu thuẫn về mặt lý thuyết. 

Bốn yếu tố tương tác chủ yếu đó là:

1 - Loan Đầu - Cấu trúc môi trường thiên nhiên chung quanh ngôi gia với những quy luật tương tác được mô hình hóa và ảnh hưởng đến ngôi gia, có thể tiên tri. Cổ thư chữ Hán coi đây là một trường phái ứng dụng độc lập.

2 - Cấu trúc hình thể ngôi gia - bao hàm những cơ sở của Dương trạch Tam yếu .
 Tức là hình thể ngôi gia, bên ngoài và bên trong. Ảnh hưởng của những quy luật tương tác của yếu tố này với con người sống trong ngôi gia có tính quy luật có thể tiên tri. Cổ thư chữ Hán coi đây là một trường phái ứng dụng độc lập.

3 - Ảnh hưởng của địa từ trường trái đất lên con người thông qua ngôi gia. Cổ thư chữ Hán gọi là trường phái Bát trạch.

4 - Ảnh hưởng của sự vận đông các hành tinh gần gũi trái Đất lên ngôi gia vào thời điểm xây cất và nhập trạch. Cổ thư chữ Hán gọi là trường phái Huyền không.

Những trường phái này theo mô tả trong các bản văn chữ Hán là những phương pháp tách rời, ứng dụng một cách độc lập và không có sự liên hệ với nhau. Nội dung của các trường phái này đều có những yếu tố mơ hồ về khái niệm, mâu thuẫn với nhau và có lịch sử ra đời muộn nhất là phái Huyền Không vào thế kỷ XV AC và hoàn thiện vào thế kỷ XIX AC. Sớm nhất là Bát trạch vào thế kỷ thứ II BC.

Phong thủy Lạc Việt coi đây là sự phát hiện riêng phần trong lịch sử Hán hóa các tri thức Việt khi sụp đổ ở miền nam Dương tử và xác định đó chính là bốn yếu tố tương tác với những hệ quy chiếu riêng và là hệ quả thống nhất của thuyết Âm Dương Ngũ hành. 

Sự ứng dụng một cách thống nhất và có hệ thống cả 4 yếu tố tương tác này trong kiến trúc nhà ở của người viết là một minh họa cho quan niệm trên. Và không phải là duy nhất.

Do tính phổ biến trong ứng dụng của ngành Phong Thủy Đông phương trải hàng ngàn năm. Đến nay, rất nhiều người vì kém hiểu biết đã đơn giản hóa môn phong thủy. Họ quan niệm Phong thủy chỉ là việc xem hướng bếp, hướng nhà, hướng ngồi làm việc, ngủ thì nằm quay đầu về đâu ...vv...

Nhưng ngành phong thủy thực sự lại không hề đơn giản như vậy. Phong thủy là một ngành học có kiến thức tổng hợp rất đồ sộ về những quy luật tương tác của thiên nhiên với cuộc sống của con người, có khả năng tiên tri. Để ứng dụng kiến thức phong thủy vào một ngôi gia, đòi hỏi phong thủy gia - ngoài kiến thức phong thủy - phải có một kiến thức rộng về nhiều mặt. Trong đó cần có cả khả năng cảm thụ nghệ thuật, sự tinh tế trong thẩm mỹ và kiến trúc. 

Ngành Phong thủy Đông phương, cũng không chỉ giới hạn ở phần Dương trạch: phân bổ khu đô thị, dân cư, xây dựng dự án, tư gia...vv...Mà còn cả vấn đề Âm trạch. Tức là mối liên hệ giữa nơi đặt huyệt vị người thân đã khuất và ảnh hưởng tương tác đến người còn sống..

Để thực hiện một dự án phong thủy đơn giản nhất là phong thủy cho một ngôi gia - chưa nói đến những công trình phức tạp hơn, như: xí nghiệp, nhà chung cư, khách sạn; hoặc qui mô hơn như khu chung cư; khu đô thị, thậm chí cả một thành phố... thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.
Trong trường hợp những dự án lớn - từ khu chung cư trở lên đến cấp thành phố - những kiến thức về Âm trạch phải được xét đến, như: long mạch, nơi vượng, thoái khí ...vv.....phải được đặt ra.

Nội dung bài viết này, như tôi đã trình bày - mô tả sự ứng dụng phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong một ngôi gia cụ thể là kiến trúc của ngôi gia nhà của tôi. Và từ đấy sẽ chứng tỏ rằng: Để thực hiện một phương án phong thủy - dù chỉ cho một ngôi gia - cũng cần đến một sự tính toán, tham chiếu hết sức phức tạp như thế nào.

Chúng tôi bắt đầu từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt.



Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt.
Danh xưng phong thủy Lạc Việt là hệ quả của sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để cho toàn bộ hệ thống ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử. Đó chính là Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt so sánh với nguyên lý căn để được ứng dụng trong cổ thư chữ Hán là Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn vương. Bạn đọc xem hình dưới đây:

Hậu thiên bát quái Văn Vương phối Lạc thư

Posted Image

"Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".

Posted Image

Những luận cứ có tính hệ thống và nhất quán chứng minh "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính là nguyên lý căn để đích thực trong tất cả mọi phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành đã được mô tả trong cuốn sách đã xuất bản: "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Bạn đọc có thể tham khảo toàn bộ nội dung của cuốn sách này ngoài trang chủ của diễn đàn. Ở đây, tôi chỉ đưa lên hình ảnh để đối chiếu, so sánh với sự ứng dụng cụ thể trong kiến trúc nhà của tôi.

Sự thay đổi nguyên lý căn để này - nhân danh nền văn hiến Việt - đã dẫn đến sự phục hồi những yếu tố căn bản cấu thành thuyết Âm dương ngũ hành, giải thích và phục hồi những gía trị đích thực của Lạc thư hoa giáp, hiệu chỉnh Tử Vi Lạc Việt và hợp nhất một cách hoàn chỉnh những nội dung rời rạc, thất truyền và sai lệch trong cổ thư chữ Hán của ngành phong thủy - hoàn toàn phù hợp khi so sánh với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học.
Môi trường cảnh quan nhà của Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Yếu tố Loan đầu.
Căn nhà của tôi có diện tích đất xây dựng là 127 mét vuông. Hướng Tuất, Tọa Thìn. Nằm ở khúc quanh bên sông Sài Gòn, Bên kia sông là khu du lịch Bình Quới gần cư xá Thanh Đa nổi tiếng một thời. Vị trí ngôi nhà trong cảnh quan này, được thể hiện màu đỏ, lớn hơn tỷ lệ thật cho dễ nhìn, trong bản vẽ dưới đây:


Posted Image

Quán xét mối quan hệ giữa cảnh quan môi trường với ngôi gia, cổ thư chữ Hán quen gọi là trường phái Loan Đầu. Thực ra với Phong Thủy Lạc Việt thì đây chính là một trong bốn yếu tố tương tác cấu thành hệ thống ứng dụng của ngành Phong Thủy Lạc Việt. Bô môn Loan đầu có một hệ quy chiếu và những nguyên lý , quy tắc riêng trên cơ sở hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương ngũ hành. Đây là yếu tố đầu tiên cần được xét đến khi chọn đất và xem xét ảnh hưởng của tương quan môi trường với vị trí căn hộ.

Ở vị trí địa lý này - theo quan niệm về "Khí" của Phong thủy Lạc Việt - thì căn hộ của tôi, hoàn toàn bất lợi về Âm khí. Âm khí vượng và tụ lại từ địa danh Vườn Lài đến phía dưới cầu Thanh Đa trên bản đồ và ở mé bên trái sông Sài Gòn - trừ bán đảo Thanh Đa (Bán đảo Thanh Đa là vị trí suy khí nặng). 

Nhưng bù lại, chính hai cây cầu Bình Lợi và Bình Triệu đã dẫn khí vào khu vực căn hộ của tôi.
Vị trí căn hộ được thế Thanh Long, Bạch hổ cân đối. Nhưng hậu sơn có vấn đề, chính vì dòng sông uốn quanh sau nhà. Nhưng xét tổng quan về hình thể thì đấy là một thế đất xấu - Bị phạm cách "Thượng sơn hạ thủy" (Trên núi ngậm nước) , cho tất cả những ngôi gia có hướng Bắc, Tây Bắc tọa Nam, Đông Nam - nếu như không khắc phục được hiện trang này thì hậu vận rất phiền phức, mặc dù từ sau nhà tôi ra đến bờ sông còn cả 3/ 400m. Tuy nhiên, với những ngôi gia có hướng Nam, Đông nam thì không phạm cách này, nhưng lại nghịch Long hổ, cũng không thật tốt.

Có thể nói rằng: Nếu như dòng sông Sài Gòn chảy đến cầu Bình Triệu, chảy thẳng theo kênh Thanh Đa thì thế đất còn tạm được. Chính khúc quanh sang phải làm nên bán đảo Thanh Đa đã phá thế đất căn hộ của tôi. Nhưng bù lại, chính cái "võng nước" phía sau nhà lại là nơi tụ Thiên khí do từ trường trái đất tạo ra. 

Nếu xét về khu vực vượng khí trên bản đồ này thì hai trục: tọa Bắc triều Nam và Tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam (Theo PTLV) bên trái sông Sài Gòn trên bản đồ này đểu rất tốt. Bên phải sông Sài Gòn rất xấu, đặc biệt là bán đảo Thanh Đa. Thế đất của tôi còn tạm được, ngoại trừ cách xấu đã nói ở trên.
Posted Image

Mô hình phân cung, điểm hướng với huyệt khí bảo châu này, hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Trong đó phần Đông trạch gồm các phương vị Bắc (Khảm); Đông (Chấn); Nam (Ly); Tây nam (Tốn) để tô màu vàng. Tây trạch màu trắng. 
Khí mạch từ dòng sông Sài Gòn từ hướng Tuất dẫn lại. Đây chính là hướng chuẩn của căn hộhợp với Bảo Châu huyệt khí "Canh". Dòng sông mở rộng, ôm lấy cuộc đất rất hữu tình, tạo nên thế "Tả Thanh Long" tuyệt đẹp cho cuộc đất. Nhưng ở thế "Hình hữu dư, thần bất túc" - cái này anh chị em PTLV cao cấp đều đã biết: Khí tụ bên Hữu ngạn sông, bên Tả ngạn vô khí - nếu như không có hai cây cầu dẫn khí qua.

Nhưng cũng phải nói rằng: chúng tôi đã chọn cả chục cuộc đất - tất nhiên là trong phạm vi túi tiền cho phép - ở khắp ngõ ngách Sài Gòn. Cuối cùng xét thấy cuộc đất này có thể "khắc phục được khuyết điểm và phát huy ưu điểm" Posted Image - trên cơ sở tiêu chí và những nguyên tắc của PTLV, nên quyết định mua miếng đất này.


Posted Image
Hòn non bộ này được trấn trạch phía sau nhà, khắc phục sự khiếm khuyết của cách xấu "Thượng sơn hạ thủy" ( Nước tụ phía sau nhà)(*)
===================
* Lưu ý: Thế núi trong hình này Âm vẫn còn vượng. Nhưng tôi chưa có thời gian chỉnh sửa lại. Tạm đặt vào đây.

Về yếu tố Loan đầu - Cảnh quan môi trường - thì trên thực tế của cuộc sống hiện đại rất khó lựa chọn theo ý muốn. Thế đất của tôi còn bị một yếu tố xấu nữa: Đó chính là mỗi khi triều cường, lòng đường lại ngập nước. Xét tương quan ngôi nhà và môi trường lại phạm cách "Dương thịnh, Âm suy". Về mặt kỹ thuật thì Thiên Anh (Hoàng Anh) - Học viên khóa Phong thủy Lạc Việt cao cấp - Giám đốc Cty xây dựng và Nội thất Gia Phúc - bảo đảm làm rất kỹ nền móng. Tất nhiên Thiên Anh sẽ hiểu tôi muốn gì và biết cần phải làm gì với ngôi gia của tôi theo Phong Thủy Lạc Việt. Kết quả của sự xây dựng này về mặt phong thủy chính là nội dung của bài viết này.

Về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phong thủy - thì - việc đóng cọc, gia cố nền móng , cũng chính là một biện pháp cân bằng Âm Dương ở những cuộc đất nền không cứng chắc (Âm suy). Việc quy hoạch đường nội bộ trong tương lai sẽ nâng cao mặt đường lên khoảng nửa mét (Âm vượng) - Do đó, để cân bằng Âm Dương trước quy hoạch thì nền nhà phải cao - trường hợp này lại phạm cách "Cô Âm" cho chính ngôi gia, khi nền đường chưa nâng cao.

Để khắc phục các cách phạm tiêu chí phong thủy này, cũng còn có cả chút may mắn. Đó là xung quanh ngôi gia của tôi, đều đã có nhà xây cất từ trước. Nền của họ khá cao. Nên cách "cô Âm" của ngôi gia của tôi không hoàn toàn cô Âm. Có thể nói rằng: nếu như ngôi gia của tôi được xây đầu tiên trong cuộc đất này và xung quanh trống trải thì chắc chắn tôi không thể mua miếng đất ở đây để xây nhà.

Qua đó, bạn đọc cũng thấy rất rõ rằng: Chỉ riêng về yếu tố cảnh quan môi trường tác động lên ngôi gia, cũng cho thấy những liên hệ tương tác từ tổng hợp cảnh quan khu vực rộng, cho đến chi tiết chung quanh ngôi gia đều cần phải xét đến.

Trên thực tế thì yếu tố cảnh quan xấu, chỉ có thể khắc phục bởi chính cấu trúc hình thể nhà tương quan.

Phần tiếp theo đây là phần nội dung ứng dụng chính của Phong Thủy Lạc Việt trong kiến trúc ngôi gia của tôi.



Bát trạch Lạc Việt & Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt
Ứng dụng trong kiến trúc ngôi gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh


Trong cấu trúc hình thể nhà được quán xét trên cơ sở hai yếu tố tương tác căn bản - mà cổ thư chữ Hán gọi là "trường phái Bát Trạch" và trường phái "Dương trạch tam yếu", có cân nhắc và tham chiếu với yếu tố cảnh quan môi trường (Loan đầu).

Sự nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy đây chính là hai yếu tố tương tác có mối liên hệ khá chặt chẽ và hoàn toàn không hề mâu thuẫn nhau. Mặc dù chúng có hệ quy chiếu khác nhau và hệ thống phương pháp luận ứng dụng riêng; nhưng chúng hoàn toàn hỗ trợ và bổ sung cho nhau khá chặt chẽ.

Nó tương tự như ngành "gây mê hồi sức" và ngành mổ xẻ trong y học vậy. Không thể coi đây là hai "trường phái" trong y học được. Chính vì tính tương tác phức tạp của các yếu tố trên trong phong thủy và là hệ quả của sự thống nhất từ hệ thống lý thuyết căn bản là thuyết Âm Dương ngũ hành - cho nên có thể sử dụng ưu thế của hệ quy chiếu của yếu tố tương tác này, để khắc phục những yếu tố xấu xét từ một hệ quy chiếu của yếu tố tương tác khác.

Sự mâu thuẫn giữa các "trường phái" trong phong thủy; sự mơ hồ về những khái niệm cũng như nội dung từ cổ thư chữ Hán và tính bất hợp lý trong sự xuất hiên của chính những cái gọi là "trường phái" trong lịch sử phong thủy từ văn minh Hán, thì chúng tôi đã có nhiều bài viết chứng minh trên diễn đàn, bạn đọc có thể tham khảo.

Ở đây, chúng tôi chỉ trình bày về sự ứng dụng của Phong Thủy Lạc Việt, nhằm thể hiện tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính hệ thống tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri của ngành học này - hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống phương pháp luận ứng dụng, nhân danh khoa học - thuộc về một nền văn minh cổ xưa, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt.


Posted Image
Posted Image

Sơ đồ mặt bằng nhà, phân cung theo Bát Trạch Lạc Việt 
- Tức nhất quán với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt " (Đổi chỗ Tốn/ Khôn).


Posted Image
Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt " - tương đương "Dương trạch tam yếu"
Sơ đồ phiên tinh phòng.

Posted Image
Cấu trúc hình thể nhà.


Từ sơ đồ kiến trúc nhà và hình ảnh bạn đọc cũng nhận thấy những tiêu chí và nguyên tắc ứng dụng trong phong thủy đều được ứng dụng triệt để và hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt trong việc phân cung, điểm hướng và kiến trúc.

Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến.

Nếu như tri thức khoa học hiện đại xác định được rằng: Bản chất của mọi vật thể có khối lượng trong vũ trụ, đều có cấu trúc từ những hạt vật chất vi mô, gọi là những hạt cơ bản. Thuyết Lượng tử của Vật Lý hiện đại nhận thấy sự giống nhau giữa cái chìa khóa lạnh ngắt và bông hồng đầy cảm xúc. Nhận thức của khoa học hiện đại mới chỉ đạt tới tính trực quan - thông qua các phương tiện kỹ thuật - và mang tính cơ học. 

Nhưng trong Lý học Đông phương, nền tảng nhận thức không những hoàn toàn tương đồng như tri thức khoa học hiện đại, khi xác định rằng: "Vạn vật đông nhất thể";mà còn tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều khi ứng dụng trong cuộc sống của con người - cụ thể là ngành phong thủy.

Phong thủy Lạc Việt xác định rằng: Mọi ngôi gia, thậm chí từng căn phòng trong ngôi gia đều có thể coi như những sinh thể sống. Tính biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng với ngôi gia đều được ứng dụng triệt để. Thí dụ như tính tương sinh của Ngũ hành - mái nhà nhọn, đỏ thuộc Hỏa sinh căn nhà vuông ,màu vàng thuộc Thổ; hoặc nhà hình cái ấn: hình "lộ cốt phòng"....vv....Tất cả những cái đó đều mang tính biểu tượng và mối liên hệ tương quan với những biểu tượng đó trong việc tương tác với con người trong ngôi gia.

Qua đó, bạn đọc cũng thấy rằng: Khi khoa học hiện đại mới chỉ dừng lại ở tính nhận thức thì nền văn minh cổ xưa không những cũng có sự tương đồng về nhận thức, mà còn tỏ ra vượt trội khi ứng dụng cụ thể trong cuộc sống của con người, qua mối liên hệ giữa các biểu tượng trong sự ứng dụng trong phong thủy.

Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt - và Lý học Đông phương nói chung - 
đòi hỏi một tư duy trừu tượng rất phong phú và phát triển, để quán xét mối liên hệ giữa mọi hiện tượng.

Thanh Long - Bạch Hổ - Huyền Vũ - Chu Tước
Một trong những phương pháp nghiên cứu trong khoa học hiện đại, người ta thường loại suy mọi yếu tố bên ngoài đối tượng nghiên cứu, đặt đối tượng nghiên cứu vào một môi trường chuẩn, từ đó làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương và Phong thủy - là hệ quả ứng dụng của Lý học - người viết nhận thấy những dấu ấn "hóa thạch" trong phương pháp nghiên cứu của nền văn minh đã tạo dựng nên những giá trị của nền văn minh Đông phương, hoàn toàn phù hợp với phương pháp nghiên cứu của tri thức khoa học hiện đại. 

Đó chính là những khái niệm : Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch hổ. Những khái niệm này trong ứng dụng phong thủy được mô tả như sau: 

Huyền Vũ - biểu tượng bằng con rùa đen: Phương chính Bắc

Thanh Long - Biểu tượng bằng con rồng xanh lá cây. Phương chính Đông.

Chu Tước - Biểu tượng bằng con chim sẻ đỏ, hoặc phượng hoàng lửa. Phương chính Nam.
Bạch Hổ - biểu tượng bằng con hổ trắng: Chính Tây.

Trong truyền thuyết và huyền thoại Nhật Bản cũng nói đến 4 vị thần ở bốn phương với biểu tượng như trên.

Nhưng ứng dụng trong phong thủy thì Huyền Vũ - Rùa đen - là sơn nhà; Chu Tước là hướng nhà, Thanh Long bên trái, Bạch Hổ bên phải - bất luận nhà hướng nào thì những quy ước trên vẫn phải tuân thủ như một nguyên tắc trong phong thủy: Huyền Vũ phải nhô cao; Chu Tước phải quang đãng, sáng sủa - nếu tụ thủy gọi là cách "Minh đường tụ thủy" - thì rất tốt. Bạch Hổ phải uy vũ, ngắn hơn Thanh Long và nhô cao, Thanh Long phải uyển chuyển và vươn dài ôm lấy cuộc đất.

Nguyên lý lý thuyết để có quy định như trên về Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền vũ, Chu Tước đã được giảng và phân tích trong lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp. Người viết chỉ nhắc lại vài yếu tố 
ở đây - vì giới hạn bài viết chỉ là ứng dụng. Nhưng những phong thủy gia đều biết quy định này của 4 yếu tố trên. Tuy nhiên ứng dụng như thế nào thì vấn đề lại không đơn giản.

Vấn đề được đặt ra: Tại sao cổ thư ghi rõ Huyền Vũ phương Bắc; Chu Tước phương Nam..vv..thì tại sao thực tế với mọi phương hướng của ngôi gia thì Huyền Vũ được coi là sơn, Chu Tước thuộc hướng?

Như phần trên tôi đã trình bày: Chính nền văn minh cổ xưa cũng đã xây dựng một mô hình chuẩn, sau khi loại suy các yếu tố tương tác bên ngoài để quán xét bản chất của hiện tượng. Mô hình chuẩn này là một ngôi gia tọa Bắc, hướng Nam. Tất nhiên bên trái (Tả) là phía Đông và phải (Hữu) là phía Tây. Tọa Bắc triều Nam chính là trục từ trường và hướng Bắc là Thiên cực của Trái Đất (Thiên cực Bắc hiện nay là chòm sao Đại Hùng tinh). Bởi vậy phía Bắc được gọi là Huyền Vũ - Vũ trụ sâu thẳm.

Nhưng tại sao lại biểu tượng là con rùa? 

Con rùa chính là biểu tượng của nền văn hiến Việt ở thời sơ khai: "Vào thời vua Nghiêu, có sứ giả Việt Thường dâng con rùa lớn. Trên lưng có khắc văn Khoa Đầu, ghi việc trời đất mở mang". Hình tượng chim Hạc (Lạc) đứng trên lưng rùa chầu tiên thánh, cũng là một biểu tượng khác xác định giá trị của nền văn minh Lạc Việt.

Sự xác định Huyền Vũ chính là thực tại vũ trụ thì đối xứng với Huyền Vũ phương Bắc, chính là sự nhận thức của văn hóa, tri thức: Phượng hoàng lửa phương Nam. 

Huyền Vũ là cái có trước - theo hệ quy chiếu "Dương trước, Âm sau" thì Huyền Vũ thuộc Dương, Chu Tước thuộc Âm. Chính vì Chu Tước thuộc Âm, nên sự tác động của Dương khí - nếu Âm Dương hài hòa thì Thủy sinh. Hiện tượng "minh đường tụ thủy" chính là biểu hiện của sự hài hòa Âm Dương. 

Tương tự như vậy, Thanh Long - Bạch Hổ chính là trục Đông Tây của Địa cầu quay từ trái sang phải - nếu quán xét từ bên ngoài Địa Cầu và theo trục Bắc Nam - Nếu đứng từ trong ngôi gia mô hình chuẩn - tọa Bắc, triều Nam - thì trái Đất quay từ phải (Bạch Hổ) sang Trái (Thanh Long). Đương nhiên chiều tương tác của vũ trụ sẽ từ Đông sang Tây. Chính sự tương tác này làm nên mọi phát sinh và phát triển trên Địa Cầu , nên biểu tượng là Rồng - sức mạnh vũ trụ - thuộc Dương. Đó là lý do vì sao Tả Thanh Long có sông, ngòi, kênh rạch....lại là biểu hiện của Âm Dương hài hòa. Đối xứng với Thanh Long Dương là Bạch Hổ âm nên phải nhô cao, hơn Thanh Long và phải ngắn và hùng vĩ. Vì đã cực Âm thì phải là màu trắng (Dương) để cân bằng âm dương - Đây là nguyên nhân để Phong Thủy Lạc Việt gần như cấm tuyệt đối dùng non bộ màu đen, hoặc màu tối - trừ trường hợp đặc biệt. 

Đến đây, tôi muốn nói thêm về một điều mà ai cũng biết: Đó là vì sao tôi cho rằng Thủ Đô Hà Nội đặt ở vị trí hiện tại là tốt nhất và không nên chuyển về Ba Vì - Hồ Đồng Mô không đủ thủy khí thể hiện bằng sông Hồng Hà. Cho nên Âm sẽ cực thịnh và Dương suy. Cuộc sống gồm nhiều yếu tố tương tác phức tạp. Hạn chế những cái xấu và phát huy những cái tốt thì cuộc sống cũng đỡ hơn. "Có kiêng, có lành" - các cụ bảo thế! Không có vấn đề "khoa học tâm linh", hay "khoa học huyền bí". Khoa học là khoa học và chỉ có sự chưa hiểu biết mà thôi!

Trên đây, người viết chỉ phân tích một vài khia cạnh của 4 yếu tố trong phong thủy và ứng dụng trong ngôi gia của chính tôi.

Tả Thanh Long

Trong ngôi gia của Nguyễn Vũ Tuấn Anh


Từ sự phân tích trên, phía bên trái của ngôi gia được thiết kế một hồ cá cảnh dài 10m x 2 m


Posted ImageHồ cá này tôi vẫn chưa thực sự vừa ý. Nhưng tạm vậy.


Tả Thanh Long không chỉ là hồ nước, sông ngòi..vv.....trong phạm vi cảnh quan môi trường bên trong và ngoài ngôi gia. Một con đường bên trái nhà - thậm chí một con hẻm cũng coi là Thanh Long. Ngay cả trong một ngôi gia thì hành lang lưu thông trong nhà - trong điều kiện mặt phẳng khu vực cảnh quan được coi là bằng phẳng - thì cũng phải thiết kế bên trái.
Bạn đọc xem sơ đồ nhà của tôi: 



Posted Image

Posted Image
Hành lang lưu thông được thiết kế bên trái nhà.

Xin l
ưu ý: Đây là trường hợp phổ biến trong điều kiện mặt bằng xây dựng tương đối phẳng so với khu vực cảnh quan. Điều này còn tùy thuộc vào con đường trước mặt nhà dốc từ phía nào hoặc phẳng.
 Nhà tôi hơi dốc về phía bên trái. Nhưng độ dốc không đáng kể.

Hữu Bạch Hổ

Toàn bộ căn nhà và cấu trúc trong sự tương quan với Thanh Long là Bạch Hổ. Trong nội thất căn nhà so với hành lang thì bên phải là Bạch Hổ, so với hồ cá ngoài sân thì căn nhà là Bạch hổ, so với hẻm bên trái nhà - nếu có - thì căn nhà là Bạch Hổ...vv....

Bạch Hổ là một khái niệm trừu tượng, mô tả tất cả những thực tại hiện hữu bên phải cân đối với Thanh Long, hoặc qua tâm nhà, căn nhà. 

Trong bài viết này - nếu so với bể cá trong sân thì nó chính là căn nhà. Nếu so với hành lang trong nhà thì nó chính là cấu trúc phía bên phải nhà. Thanh Long và Bạch hổ phải uy nghi, nhưng không hung sát.

Phong Thủy Lạc Việt - cũng như Lý học - lấy sự hài hòa, cân đối làm chuẩn mực, không thái quá, không bất cập. Tức là tính cân bằng Âm Dương trong mối quan hệ của các yếu tố Thanh Long - Bạch Hổ; Huyền Vũ - Chu tước.

Tính cân bằng âm dương trong bố cục kiến trúc, không cực đoan như nhiều người lầm tưởng theo kiểu bên phải và bên trái phải giống y như nhau. Có một câu chuyện hài có thật như sau:
Đám học sinh chúng tôi sơ tán chiến tranh. Về một vùng quê. Một thằng trong lớp hỏi: "Mày đến nhà bà Năm Gánh cuối xóm chưa?".Mặc dù chưa đến nhà bà này bao giờ, nhưng thằng bạn láu cá của tôi trả lời: "Tao đến rồi! Nhà bà ấy ở giữa có bàn thờ và hai bên có hai cái giường chứ gì!". 

Thực ra thì bố cục nội thất trong các nhà ở nông thôn Bắc Việt Nam hầu hết đều như vậy. Ngay đến bây giờ, bạn cũng có thể thấy cách bổ cục này ở những căn nhà xưa. Điều này cho thấy tính phổ biến văn hóa Lý học về sự cân bằng Âm dương trong sinh hoạt của từng gia đình Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cách hiểu đơn giản nhất về tính cân bằng Âm dương trong sự cân đối.

Thí dụ như tính hài hòa trong bức tranh thủy mặc dưới đây - chính hàng chữ bên trái bức tranh làm cân bằng bố cục toàn bộ bức tranh, mà không phải là sự cân đối cơ học theo kiểu: "Ở giữa bàn thờ, hai bên hai cái giường". 

Posted Image

Quí vị và anh chị em thân mến.

Trong sự tiến hóa của muôn loài thì tính phân loại xuất hiện ngay từ khi xuất hiện giới sinh vật. Sinh vật càng cao cấp thì khả năng nhận thức để có thể phân loại mọi hiện tượng càng phát triển. Ngay con cá cũng biết phân loại - và động vật càng cao cấp thì khả năng nhận thức và phân loại giữa mọi sự kiện và hiện tượng càng phát triển. Đấy là một thực tại khách quan.

Do đó, một lý thuyết khoa học càng cao cấp thì phải phản ánh được sự phân loại mọi hiện tượng và sự vật, sự việc - tức là phản ánh hiện thực khách quan này. Trong tri thức của khoa học hiện đại chưa có một lý thuyết nào đạt đến khả năng phân loại tổng hợp mọi hiện tượng, sự vật, sự việc...Kể cả thuyết Tương đối của Einstein. Ngoại trừ lý thuyết toán của Cantor, gọi là "nghịch lý Cantor". Nhưng lý thuyết này cũng chỉ mới chạm tới khả năng phân loại khi mô tả các tập hợp.

Nhưng chính thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh cổ xưa lại là một lý thuyết có tính phân loại cực kỳ cao cấp:

Phân loại tất cả mọi hiện tượng, sự kiện, sự vật, sự việc trong vũ trụ, cả không gian và thời gian. Tính phân loại được mô tả ngay trong khái niệm Âm Dương và Ngũ hành. Ngành phong thủy Lạc Việt là hệ quả của học thuyết này. Do đó nó cũng phải mang yếu tố phân loại.

Trong phong thủy Lạc Việt - và Lý học nói chung - bao giờ cũng phải xét đến tính tổng thể trước, hay còn gọi là Đại cục. Tức là yếu tố bao hàm. Sau đó mới xét đến các yếu tố hàm chứa trong đó. Trong những yếu tố hàm chưa lại tiếp tục xét đến yếu tố căn bản rồi mới xét đến tiểu tiết - tức là những yếu tố trong yếu tố căn bản hàm chứa nó...Nói theo thuật toán Cantor thì đó là những phần tử trong một tập hợp. Và luôn có một tập hợp lớn hơn hàm chứa các tập hợp con.

Trong phong thủy Lạc Việt thì yếu tố lớn nhất chính là yếu tố Loan đầu, tức cảnh quan môi trường - Khí có vượng thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu.

Khí trong Phong thủy Lạc Việt lại chia làm hai loại Âm Khí và Dương khí. Tôi xin lưu ý một lần nữa là: Khái niệm Âm Dương khí chỉ mang tính phân loại, so sánh. Âm khí không hàm chứa ý nghĩa xấu. Âm Khí chỉ mang ý nghĩa xấu khi mang lại tính tương tác xấu với con người trong từng trường hợp cụ thể. Thí dụ như trong nghĩa trang - "Âm khí nặng nề"....Thì Âm khí ở đây mang hàm ý xấu. Cho nên một cảnh quan - loan đầu - tốt thì Âm khí vận động trong lòng đất vùng đó phải tụ và hài hòa với Dương khí - Cây cỏ, non nước phải thuận hòa và tươi tốt là hình tướng thể hiện của Khí thịnh vượng.

Ở những nơi vượng khí thì các yếu tố khác trở thành thứ yếu. Cho nên Phong thủy Lạc Việt lấy "khí" làm trọng. Thí dụ: 
Một cái dù với một chiếc xe đẩy bán nước giải khát bình dân lề đường, ở một phố đông đúc trong Quận 1 Sài gòn, đôi khi thu nhập còn nhiều hơn một tiệp chạp pô đúng phong thủy ở vùng quê hẻo lánh.

Ngoài yếu tố Loan đầu thì yếu tố tiếp theo chính là Vận của vị trí xây cất. Đó là yếu tố Huyền không. Yếu tố này sẽ quyết định nhiều thành tố khác trong việc xây cất nằm trong tập hợp của nó, như: Vị trí động thổ, hình thể nhà, ngày động thổ và còn phải kết hợp với tuổi gia chủ...vv...Người viết sẽ phân tích yếu tố này ở cuối bài - Tất nhiên, trên cơ sở Huyền Không Lạc Việt với nguyên lý căn để của thuyết Âm dương ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt là "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt".

Từ những yếu tố căn bản này, và thực tế cuộc đất hình Thổ (Chữ nhật), Sơn hướng đều thuộc Thổ và là cửa Thiên Môn, Địa hộ (Thìn - Tuất), lại có Thái Tuế - Mộc - chiếu năm 2012 (Năm nay 2013 - Thái Tuế chiếu Khôn/ Tỵ và đối xung Càn / Hợi).

Tất cả những yếu tố này quyết định hình thể nhà từ mái nhà đến mái cổng đều thuộc Hỏa hình (Hình nhọn) và mái ngói đỏ. Bậc tam cấp đầu tiên qua cổng phần giữa cũng lót đá granit đỏ. ở giữa. Mục đích của hình tượng Hỏa này là hóa giải Thái Tuế. Đây cũng là ý nghĩa của quả cầu đỏ phía sau nhà.

Posted Image

Posted Image


Những tiêu chí phong thủy tiếp theo trong ứng dụng kiến trúc nhà của tôi, sẽ được tiếp tục mô tả tiếp tục trong các bài viết tiếp theo. Nhằm chứng tỏ một cách cụ thể chứng minh rằng:

1 . Cội nguồn ngành Phong thủy học của nền văn minh Đông phương là một ngành học hoàn toàn khoa học có tính ứng dụng. Cụ thể: 
Đó là một hệ thống nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật hết sức phức tạp và có khả năng tiên tri - Tức là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại cho một lý thuyết khoa học. 

Trong yếu tố thứ nhất này, tôi lưu ý quí vị và anh chị em quan tâm rằng:

Ngành phong thủy và thuyết Âm Dương Ngũ hành là những hệ thống lý thuyết, tổng hợp thực tại và mô tả thực tại bằng những khái niệm trừu tượng và những mô hình biểu kiến. Cho nên việc quán xét tính chân lý của nó, phải căn cứ trên tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học - tức là quán xét trên một tổng thể bao quát cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Chứ không thể so sánh với chính cổ thư chữ Hán nói về một hiện tượng cục bộ liên quan. Hay nói rõ hơn: Khi phân biệt đúng sai thì phải có một chuẩn để phân biệt. Chứ không thể phán xét sự đúng sai trên cơ sở chi tiết trong một trường hợp ứng dụng cục bộ. Chuẩn phân biệt này chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

2. Nội dung của ngành học này mô tả những quy luật của tự nhiên gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong ngôi gia và có cội nguồn từ nền văn minh toàn cầu cổ xưa đã từng tồn tại trên trái Đất này mà văn hiến Lạc Việt - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - chính là chủ thể tiếp nối những giá trị của nó, sau khi nền văn minh toàn cầu này bị hủy diệt bởi một thiên tai trên toàn cầu. Những kiến thức này bổ sung cho kiến thức của ngành kiến trúc và xây dựng mang tính cơ học của nền khoa học hiện đại. Danh xưng Phong thủy Lạc Việt chỉ nhằm xác định cội nguồn của ngành học này.

Sự hiệu chính từ nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, tính hợp lý khi giải thích mọi hiện tượng liên quan thể hiện tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri - phù hợp với tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học xác định điều này.

Còn đối với "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư" và tất cả mọi thay đổi vị trí bát quái của những nhà nghiên cứu sau này trong lịch sử văn minh Đông phương - sau khi nền văn minh Việt sụp đổ miền nam Dương tử cách đây hơn 2000 năm - cho đến tận ngày hôm nay, khi tôi đang viết bài này - đều không thỏa mãn được những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Tôi cũng xin lưu ý quí vị và anh chị em quan tâm là:

Cho dù phong thủy ngôi gia căn nhà của tôi là tuyệt hảo và thỏa mãn tất cả các yếu tố phong thủy (Huống chi nó chưa phải tuyệt hảo) - thì - nó cũng chỉ là một phần tử trong một tập hợp của môi trường tự nhiên. Cho nên nó vẫn phụ thuộc vào những diễn biến mang tính quy luật - quen gọi là định mệnh - giành cho tập hợp hàm chứa nó.

Tôi vẫn luôn xác định rằng: Kiến thức phong thủy cũng như kiến thức Dược học trong việc dùng thuốc. Uống phải thuốc độc - cũng như phong thủy sai - thì chắc chắn chết. Nhưng uống thuốc bổ - cũng như phong thủy đúng - thì mọi việc có vẻ bình thường. Sở dĩ tôi nhận xét vậy - mọi việc bình thường - vì có thể nói ngay rằng: Tất cả những tri thức của nền khoa học hiện đại, không có một hệ thống kiến thức nào có thể giải thích hiện tượng trên cơ sở lý thuyết - có mối liên hệ có tính hệ thống với mọi hiện tượng liên quan. Điều này, chính các nhà khoa học hàng đầu đẳng cấp quốc tế cũng thừa nhận. Cụ thể và chi tiết hơn: Người ta chỉ giải thích hiện tượng mang tính trực quan sau khi hiện tượng xảy ra. 

Thí dụ: Một sự cố đụng xe. Người ta có thể giải thích nguyên nhân sau khi sự cố xảy ra. Nhưng chỉ với một thày Tử Vi giỏi của Lý Học, sẽ căn cứ vào các đại lượng trên lá số Tử Vi Đông phương có thể tiên tri trước hiện tượng tai nạn xảy ra cho đương số. Hay nói rõ hơn: Giữa sự giải thích trực quan phổ biến trong cuộc sống và sự giải thích trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết rõ ràng hoàn toàn khác nhau và là một khoảng cách cực kỳ lớn lao. Do đó, khi phong thủy tốt thì người ta thấy bình thường là vậy.

Và ngay cả phương pháp xem Tử Vi Đông Phương cũng chỉ là mô hình biểu kiến, hệ quả có tính ứng dụng riêng phần của một nền tảng trí thức được mô tả trong thuyết Âm Dương ngũ hành, chứ không phải bản chất và nội dung của lý thuyết đó. Qua đó thì bạn đọc cũng thấy giá trị thực chất của hệ thống lý thuyết này - mà tất cả các ngành ứng dụng của nó, từ Đông y, Tử Vi, Thái Ất, Phong thủy...vv...chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mặc dù chỉ cần thế thôi, cũng đủ là sự bí ẩn huyền vĩ hàng thiên niên kỷ trong văn minh nhân loại, chưa nói đến bản chất tri thức của học thuyết đó. Mà một ví dụ nhỏ và không phải là duy nhất: "Không có Hạt của Chúa" - nếu "chẳng may" tôi đúng - thì đây là một điều rất rõ ràng và rất trực quan cho tất cả những ai quan tâm đến Lý học. 


Ngồi làm việc theo nguyên tắc Tứ tượng

Không chỉ áp dụng cho thế đất,  (Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước) còn được vận dụng để xác định vị trí ngồi làm việc lý tưởng theo quan điểm phong thủy.
Ngồi làm việc theo nguyên tắc Tứ tượng
Hãy quan sát hình vẽ trên, bắt đầu từ trung tâm là mủi tên màu đen rồi hướng ra ngoài. Ngay vị trí hình hộp ngôi nhà là vị trí đặt bàn làm việc của bạn.
Trước mặt mô tả hướng bạn nhìn thẳng về phía trước. Xung quanh có 4 hình tượng, tượng trưng cho Thanh Long (trái), Bạch Hổ (phải), Chu Tước (trước) và Huyền Vũ (sau). Mỗi thánh thú thuộc về một hành khác nhau:
• Huyền Vũ (màu đen, xanh tím than) tượng trưng cho Thủy.
• Chu Tước (màu đỏ) thuộc hành Hỏa.
• Bạch Hổ (màu trắng) tượng trưng cho hành Kim.
• Thanh Long (màu xanh lá cây) tượng trưng cho hành Mộc.
Xét về mặt tâm lý, hệ thần kinh luôn ý thức rằng chúng ta không có khả năng nhìn thấy các vật hoặc chuyển động ở phía sau. Khu vực này dễ bị tấn công, gây cảm giác bất an.
Chiếc mai vững chãi của Rùa đen (Huyền Vũ) sẽ là điểm tựa tin cậy, mang lại cảm giác an toàn, yên ổn. Như vậy phía sau chỗ ngồi của bạn cần phải có bờ tường dựa hoặc tủ hồ sơ, để tạo thế Huyền Vũ vững chắc.
Mặt khác, khi nhìn về phía trước (Chu Tước), bạn muốn có tầm nhìn rộng lớn, không vướng víu. Nguồn cảm hứng lớn lao sẽ xuất hiện khi tầm mắt của bạn được phóng thật xa. Đó là nơi Sẻ đỏ huyền bí sải cánh.
Phía bên phải bạn là Hổ trắng, biểu tượng của sự dũng mãnh và bạo lực tiềm ẩn. Năng lượng này cần được khống chế thật tốt.
Điều này có nghĩa là nên bố trí đồ vật ở bên phải của phòng làm việc tương đối thấp so với mặt đất. Làm vậy bạn sẽ có bên mình một thú hoang thuần dưỡng.
Phía bên trái của bạn là Thanh Long. Nổi bật bởi trí thông minh, tầm nhìn rộng lớn và sự vững chãi, Rồng xanh tượng trưng cho ước nguyện về một tương lai rộng mở, tâm hồn bình an và cái nhìn phóng khoáng. Theo nguyên tắc phong thủy, ở phía bên trái phòng làm việc này, bạn nên đặt những đồ vật cao, vượt quá tầm mắt.
Tóm lại, có thể vận dụng nguyên tắc  để: Đánh giá ảnh hưởng về mặt tâm lý của nội thất lên con người. Chọn vị trí tối ưu trong phòng để ngồi làm việc. Tổ chức phòng họp, phòng khách hợp lý, để đem lại vận khí tốt, để cho công việc của bạn được thuận lợi, hanh thông…

Sunday, October 20, 2013

[Infographic] Ý nghĩa các biểu tượng cảnh báo trên xe hơi


header.

Những biểu tượng cảnh báo trên xe hơi như một ngôn ngữ giao tiếp giữa người điều khiển vàxe. Thông qua những biểu tượng đó, người lái xe có thể nắm bắt kịp thời tình trạng của chiếc xe mình đang chạy. Điều đó khá quan trọng vì nó có thể cứu sống bạn thoát khỏi nguy hiểm trước một sự cố bất ngờ về xe. Thống kê ở Anh cho thấy có đến 98% lái xe không hiểu hết tất cả ý nghĩa của những biểu tượng cảnh báo hiện trên bảng điều khiển xe hơi vì chúng ngày càng đa dạng và phức tạp. Hãy cùng xem infographic dưới đây để có thể hiểu rõ thêm về chúng nhé.

y-nghia-bieu-tuong-canh-bao-xe-hoi.

Tuesday, October 15, 2013

Cách nhấn 2 ngón tay để click chuột phải giống máy Mac trên touchpad Windows

Hầu hết các laptop chạy Windows đều có bàn rê chuột touchpad khá hữu ích. Tuy nhiên, những người xài Mac luôn tự hào là trackpad của họ có cảm ứng đa điểm với tính năng vuốt 2 ngón tay, nhấn 2 ngón, vuốt 3 ngón… Bài viết này sẽ hướng dẫn những laptop Windows có Synaptics Touchpad có thể nhấn 2 ngón tay để click chuột phải, hay vuốt đa điểm giống máy Mac.
Hầu hết các laptop đều sử dụng Synaptics Touchpad

Tính năng vuốt 2 ngón tay
Sau khi máy bạn đã cài Drivers đầy đủ, bạn vào Control Panel, chạy Synaptics ClickPad, sẽ thấy rất nhiều tùy chỉnh cho touchpad của mình. Tín năng cuộn bằng 2 ngón tay rất tiện và hiệu quả.
Một số bạn quen cách cuộn kiểu cũ tức là khi vuốt 2 ngón xuống thì các trang web, văn bản đang xem sẽ cuộn xuống, thì chọn Two-Figer Scrolling chọn hình răng cưa để vào tùy chỉnh sâu hơn, bỏ chọn Enable reverse scrolling direction.
Nếu bạn thích kiểu mới tức là khi vuốt xuống thì trang web văn bản chạy lên thì để mặc định, tức là có chọn Enable reverse scrolling direction.

Tùy chỉnh vuốt 2 ngón tay lên xuống

Tính năng click phải chuột bằng 2 ngón tay
Mặc định tính năng này không có. Bạn phải mở Registry để thêm tính năng này như sau.
- Nhấn Win+R mở chương trình Run, gõ regedit và nhấn enter để mở Registry Editor.
- Tìm đến đường dẫn “HKEY_CURRENT_USER\Software\Synaptics\SynTP\TouchPa dPS2“.
- Trong phần bên phải, nhấn đúp chuột vào “2FingerTapAction” và sửa giá trị thành 2.
- Nhấn OK và thoát.
- Log Off và khởi động lại Windows.

Sửa Registry để thêm tính năng click 2 ngón tay

Như vậy chỉ vài thủ thuật nhỏ, bạn đã có thể đem những tính năng touchpad đa điểm trên Mac lên laptop Windows của mình. Chúc các bạn thành công.

tac gia:thongtrung


Nguồn bài viết: http://thegioitinhoc.vn/kinh-nghiem-xai-may-tinh/207293-cach-nhan-2-ngon-tay-de-click-chuot-phai-giong-may-mac-tren-touchpad-windows.html#ixzz2ho8U1Onu
Link gốc: http://thegioitinhoc.vn 

How to Scramble Eggs Inside Their Shell


HOW TO PEEL GARLIC Quickly and Easily Without A Knife


How to Cut Onions Without Crying Like a Shogun


Người trâu đại chiến - Tập 1: Công thức siêu anh hùng


Thursday, October 10, 2013

Thực hư về thầy bói trước năm 1975 ở Sài Gòn

Cứ tạm gọi bói toán là một nghề thì trước năm 1975 ở miền Nam, đội ngũ thầy bói hành nghề này rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới thầy bói cao cấp được sự tín nhiệm của chính khách, người đứng đầu chính phủ VNCH lúc bấy giờ mà lời lời phán ra có tầm ảnh hưởng rất lớn.
 
Có những thầy bói rất nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến chính trường, mà còn phụ trách những mục “tử vi”, “đoán điềm giải mộng”, “nhân tướng học”…thậm chí bàn cả “thai đề” trên nhiều tờ báo. Tõ ràng, đây là mê tín dị đoan nhưng tại sao những cái tên như: Tư Nên, Vi Kính Trang, Huỳnh Liên, Khánh Sơn, Minh Nguyệt, Gia Cát Hồng, Nguyệt Hồ, Nguyễn Văn Canh, Ba La…lại nổi tiếng như cồn và trở nên giàu có nhờ hành nghể “tâm linh” này đến độ có những “ông thầy” đã trở thành huyền thoại. Vậy thực hư của nghề “bói toán” liên quan đến những “ông, bà thầy” này ra sao?
Thầy bói gốc me Lăng Ông – Bà Chiểu
Tên gọi này ám chỉ những thày bói bình dân, hành nghề ở góc đường, góc chợ, lăng, miếu đình, chùa và cả trong các khách sạn lớn. Họ hành nghề rất đơn giản, một manh chiếu con trải ra chiếm chỗ thuận tiện, trên đặt một cái mu rùa, mấy đồng tiền xu gieo quẻ, một bộ bài Tây 52 lá, xâu chân gà luộc phơi khô, mấy quyển sách tử vi, bói toán úa vàng, nhàu nát. Phục trang của thầy bói gần giống nhau, áo dài, khăn đóng, kính đen do mù thật hoặc mù giả có trời mới biết. Một vài thầy mặc bộ đồ bà ba trắng, tóc búi củ tỏi hay cắt tóc ngắn, đội nón nỉ cho nó lạ. Lại có thầy ra vẻ hiện đại, lịch sự mặc áo bỏ thùng, thắt cà-vạt. hoặc quái hơn mặc com-plê tông chói, chơi cặp kính trắng gọng vàng ra vẻ thầy bói trí thức, với cái cặp táp da đen cáu bẩn đựng sách bói toán căng phồng lúc nào cũng kè kè bên cạnh.
 
Ảnh minh họa - Internet
Nơi nổi tiếng để thầy bói dạng này hành nghề là Lăng Ông – Bà Chiểu Gia Định (giờ là quận Bình Thạnh). Lăng Ông tức là lăng thờ đức Tả Quân Lê Văn Duyệt – một vị tướng thời Vua Gia Long triều Nguyễn. Do huyền thoại đồn đại, đức Tả Quân lê Văn Duyệt rất linh thiêng nên lăng thờ ngày thường đã đông khách thập phương đến viếng, lễ bái, cầu xin mọi chuyện trên đời. Vào các ngày rằm, lễ, Tết khách càng đông, đủ mọi thành phần xã hội. Sau khi vào Lăng Ông lễ bái, xin xăm, người nào cũng ra nhờ thày bói giải xăm và luôn tiện nhờ bói cho một quẻ hung kiết, tình duyên, gia đạo, làm ăn, tiền hậu vận. Thanh niên nam nữ thì ngoài tình duyên, là chuyện học hành, thi cử. Ngày đó, những thày bói hành nghề trong chu vi lăng phải đóng thuế môn bài, có chỗ ngồi nhất định, được kê bàn làm việc, trong phạm vi chô xngooif có che bạt phòng lúc mưa nắng hẳn hoi.
Bên hông lăng là con đường nhỏ mang tên Trịnh Hoài Đức, rợp mát bóng me, đây là chỗ hành nghề của trên 20 thầy bói không đóng thuế môn bài, có nghĩa là hoạt động không hợp pháp nên cũng tùy thuộc sự vui buồn của lực lượng cảnh sát giữ trật tự. Vui thì để mấy thầy hoạt động, buồn thì đi bắt phạt nên thầy nào cũng rất cơ động, chỉ trải manh chiếu con, có thầy manh chiếu cũng không được lành lặn…mỗi khi nghe có tiếng hô “cảnh sát”, lập tức mấy thầy cuốn chiếu, ôm đồ nghề tan hàng, chạy nháo nhác. Khi xe cảnh sát chạy qua, mấy thầy tập trung trở lại, chỗ ai nấy ngồi, gốc me ai nấy giữ, xem như không có chuyện gì xảy ra. Thầy bói hành nghề cơ động, lấy tiền xủ quẻ giải xăm, “đoán điềm, giải mộng” cho thân chủ cũng lấy giá bình dân. Nhưng tích tiểu thành đại, chủ yếu là lượng khách nhiều nên cuộc sống các thầy cũng khá sung túc.
Thầy bói khách sạn
Ở vùng Chợ Lớn tập trung nhiều người Hoa sinh sống có mọt số khách sạn lớn cũng mang tên rất Trung Hoa như Đồng Khách, Phượng Hoàng, Bát Đạt, Thiên Hồng…lại có đội ngũ thầy bói người Tàu hành nghề, chủ yếu phục vụ cho khách vãng lai và những “xì thầu” từ khắp nơi tới trú ngụ để làm ăn với thương nhân Chợ Lớn, trong đó có thương nhân người Việt. Những thầy bói Tàu này không nói sõi được tiếng Việt nên phải có phiên dịch để diễn giải lời thấy phán cho thân chủ người Việt. Nhiều thầy bói Tàu nổi tiếng đóng trụ sở hành nghề tại các khách sạn sang trọng vùng Chợ Lớn thời bấy giờ cũng có nhưng cái tên rất Tàu như: Sơn Đầu Bạch Vân Đại Sư, Hà Thiết Ngôn Đại Sư, Đại Lục Tiên, Sơn Đầu Mã Long, Mã Cơ Sanh…Những ông thầy bói Tàu này thường tự xưng là “Đại bốc sư” đến từ Hồng Kông và từ dung nhan cho đến cách ăn mặc đều rất…tiên phong đạo cốt, mang vẻ huyền bí.
 
Đặc biệt, có ông khi rời “văn phòng” xuất hành đi tham thú đâu đó, hoặc có thân chủ mời tới tận nhà xem bói thì ăn mặc giống y như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, có 2 hàng đệ tử theo hầu coppy “phong cách” của lão quái Đinh Xuân Thu. Điểm đặc biệt của những ông “Đại bốc sư” này là xem từng món mà dân trong nghề gọi là “xào, chẻ”, chứ không xem hết một lèo mọi thứ như thầy bói ta.Vú dụ như xem chỉ tay hoặ tài lộc trong thời hạn 2 năm. Không xem xa hơn và chỉ lấy 5 ngàn. Xem ngày tốt, xấu, xuất hành khai trương,, làm ăn buôn bán lấy giá 10 ngàn, xem tử vi giá 30 ngàn…Chính điều này lại tao thêm cho mấy ông thầy tác phong huyền bí, hấp dẫn, nên khách hiếu kỳ luôn tìm đến nhờ đoán vạn hạn, tài lộc, số mạng, hùn hạp làm ăn…Nhờ có nhiều thân chru giới thiệu nhau nên lượng khách ruột và khách tiềm năng tìm đến thầy rất nhiều, có lúc phải lấy số thứ tự trước và chờ đợi tới lượt cũng khá mỏi mòn. Nhưng đã mê tín rồi thì thời gian chờ đợi để được thầy giải quẻ, đoán vận hạn mòi mòn cỡ nào cũng phải cố gắng.
Thế là các thầy đua nhau hốt bạc, làm giàu, ăn tiêu thả cửa ở khách sạn sang trọng và lâu lâu chơi trò ú tim, giả vờ có khách quen đưa qua Singapore, Malaysia, Thái Lan cả tuần lễ hoặc cả tháng, khiến nhiều thân chủ đợi dài cổ. Trò bịp này các thầy chỉ bịp được khách Việt hoặc khách Tàu mới sang, chứ người Chợ Lớn biết tỏng mánh lới của các thầy đồng hương và cũng chả tin vào tài bói toán của các thầy nên khó bịp họ.
Thầy bói cao cấp phục vụ chính khách
Vượt lên trên những thầy bói Lăng Ông, khách sạn là thầy bói cao cấp chuyên phục vụ cho chính khách và những nhà lãnh đạo cai trị là chính phủ VNCH thời đó. Đây là những ông thầy bói có thương hiệu, nhờ uy tín và tên tuổi do tự quảng cáo trên báo chí và biết cách lăng xê mình. Có thầy tự phong mình là “giáo sư thần học”, “chiêm tinh gia”, “quỷ cốc sư”, “maitre”, “nhà tướng số”…nhờ ăn may một vài vụ nên tên tuổi nổi như cồn, được nhiều người trọng vọng, chính khách, nguyên thủ quốc gia đón rước long trọng tất nhiên tài lộc cũng vào như nước. Lúc này, lời thầy phán cũng được nhiều người tin sái cổ.
Ví dụ, đàu năm Nhâm Tý 1972, nhằm củng cố lòng tin của người dân , Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ đạo cho Đại tá Trần Văn Lâm, Giám đốc Việt Nam Thông Tấn xã mời 3 ông thầy bói nổi tiếng bấy giờ là Huyền Liên, Minh Nguyệt, Khánh Sơn lên đài truyền hình dự đoán về vận mệnh quốc gia, tức nhiên là nói tốt cho chế độ Thiệu mở ra một tương lai sáng sủa hơn để trấn an dư luận trước những thất bại thê thảm trên chiến trường mà thời đó gọi là “Mùa hè đỏ lửa”.
Một tây bốc sự cũng khá nổi tiếng tên Vũ Hùng hành nghề trên đường Nguyễn Trãi, không biết đã đoán vận mệnh chính trị cho Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ Nghị Viện lúc bấy giờ ra sao, mà được ông này tin sái cổ, liền dặt làm một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp để tặng cho nhà “tướng số” tài ba bảy tỏ sự trọng vọng, có khắc dìng chữ rất trang trọng: “Ông Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ Nghị Viện kính tặng nhà tướng số Vũ Hùng”. Được bức tranh quý hơn vàng nà, nhà “tướng số” Vũ Hùng liền treo ngay trong phòng làm việc dể lòe thiên hạ và mặc sức đánh bóng tên tuổi, quảng cáo, tiếp thị rùm beng cho tài đoán vận mệnh chính khách của mình.
Dạo đó, có một giai thoại khá lý thú về ông thầy Chiêm, nổi tiếng ở Đà Lạt và cao nguyên về tài xem tử vi và nhìn tướng mạo rồi phán vanh vách về vận mệnh của các chính khách. Ông thầy Chiêm tuổi còn khá trẻ, không vận áo dài khăn đóng như các thầy bói cao niên, mà mặc quần Tây, áo sơ mi đóng thùng rất sành điệu lại khoái đeo cặp “kiếng mát” nên lúc nào trông ông này cũng bảnh chọe, tác phong rất Tây. Đây là ông thầy bói theo trường phái “tân thời” nên mỗi khi ông rời văn phòng ra ngoài, bát phố chẳng ai biết ông ta làm nghề bói toán mà cứ nghĩ là một công chức hay “giáo sư” dạy cấp II. Tuy tác phong rất Tây, nhưng cách ứng xử lại rất Tàu, mỗi lần gặp các nhân vật mới nổi lên trên chính trường, phỏng đoán người này có thể sẽ còn phất lên nữa, như sẽ ra ứng cử tổng thống chẳng hạn, thầy Chiêm liền sụp xuống lạy và cung kính phán: “Ngài quả là có chân mạng đế vương”
Sự khéo nịnh của thầy Chiêm khiến cho các chính khách đang nổi tiếng, hay sắp nổi tiêng trên chính trường Sài Gòn đều rất ái mộ nên thường xuyên tới nhờ thầy xem tử vi, nhìn sắc diện để đoán vận mệnh có lễ trước hết là đẻ được nghe thầy Chiêm nịnh theo kiểu: “Ngài quả có chân mạng đế vương”, còn lời nịnh bợ này có trở thành sự thật hay không thì hậu xét. Nhưng thầy Chiêm cũng ăn may được một vố, và nhờ thế nên tên tuổi càng nổi như cồn, đó là lần bầu cử tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, năm đó chẳng hiểu sao lại có tới 11 vị chính khách ra ứng cử, trong đó có một vài nhân vật mà thầy Chiêm đã quỳ lạy và xưng tụng: “Ngài quả là có chân mạng đế vương”. Sau cú ăn may này, thầy Chiêm tiếp đón thân chủ mệt xủy và tất nhiên tài lộc cũng ào ào vào nhà thầy như nước.
Sau ngày tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính trường Sài Gòn luôn trong tình thế hỗn loạn, sinh mệnh chính trị của một chính khách đang chễm chệ trên ghế cao của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ mong manh như chỉ mành treo chuông, có thể lộn nhào sau một đêm đảo chính, khi phe này lên thay thế phe kia. Chuyện “lên voi xuống chó” của chính khách, kể cả các tướng lĩnh nắm quân đội tham gia chính trị cũng tùy thuộc vào cơn lốc xoáy thời cuộc đảo điên. Do đó, ngay cả những nhân vật đầy thế lực này cũng không còn mấy tin vào chính mình mà hướng tới “thần quyền” vô hình nào đó để tiên liệ số phận hoặc tiến hành âm mưu, thủ đoạn, những bước “tiến thoái lưỡng nan” của mình và phe cánh. Lúc bấy giờ là thời của những chiêm tinh gia, những thầy tướng số và họ là trung gian giữa “thần quyền” và các nhân vật chính trị để phán những việc hung kiết, tạo niềm tin và là chỗ dựa tinh thần cho các chính khách Sài Gòn.

Hầu như mỗi chính khách Sài Gòn thời đó đều chọn cho mình một ông thầy bói nổi tiếng làm “quân sư quạt mo” để vấn kế, mách nước trong mọi hoạt động mang tính đại sự. Do đó, những ông thầy bói có tầm ảnh hưởng lớn tới quyết định của các chính khách. Có vị chính khách nghe thầy bói mà để râum sửa lại gương mặt như tướng “râu dê” Nguyễn Khánh. Có nhân vật nghe lời “quân sư” là chiêm tinh gia nên theo phe này mà không theo phe kia, có người phải mặc sơ mi trắng quanh năm, thắt cà vạt hồng kẻ sọc rất đỏm dáng mà không dám thay đổi vì theo lời thầy bói phán mặc như thế mới có tương lai sáng sủa. Hay như sự kiện chấn động Sài Gòn và cả miền Nam lúc bấy giờ là các tướng lĩnh nắm quân đội kết kợp với các thế lực chính trị lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, thay vì theo kế hoạch tiến hành sớm hơn, nhưng theo lời “quân sư” là mấy ông thầy bói đã phải dời lại vào đúng 3h chiều ngày 1/11/1963 mới bắt đầu nổ súng tấn công Dinh Độc Lập.

Những ông bà thầy bói nức tiếng Sài Gòn
 
Nếu nhắc tới đội ngũ thầy bói nổi tiếng của Sài Gòn trước năm 1975 mà không đề cập tới những bà thầy bói cũng rất nổi tiếng thời đó là một thiếu sót lớn.
 
Trước hết là bà thầy bói Anna Phán người Bắc, đã nổi tiếng về tài bói toán ở Hà nội trước khi di cư vào năm năm 1954. Bà thầy này lấy chồng Pháp nên mới có tên nửa Việt Việt nửa Tây là Anna Phán. Sau khi di cư vào Nam, bà thầy Anna Phán tiếp tục hành nghề và cũng rất nổi tiếng, được các mệnh phụ phu nhân thời đó tin sái cổ, và rất có ảnh hưởng tới những nhân vật chính trị, thông qua các bà mệnh phu nhân này khi về thỏ thẻ lại với chồng. Nhưng bà thấy Anna Phán chỉ hành nghề vài năm rồi tự “nghỉ hưu” theo lời khuyên của con cháu vì thấy bà tuổi cao sức yếu. Vả lại, gia sản bà thấy cũng đã đủ đầy, “lộc thánh” ăn chừng ấy thôi.
 
Madame Claire không phải là biệt danh, mà là một cái tên Tây chính thống của một phụ nữ có hai dòng máu Pháp – Việt. Thời thiếu nữ, Madame Claire rất đẹp, ăn chơi cũng nức tiếng Sài Gòn và là nhân tình của rất nhiều vương tôn, công tử thời đó, mà Công tử Bạc Liêu là một trong những kẻ si tình đã từng tặng cho Madame Claire những món trang sức đắt giá để mong lọt mắt xanh của người đẹp. Nhưng Madame Claire không chỉ nổi tiếng về sắc đẹp, giỏi ăn chơi, nhiều trai bao mà còn nổi tiếng về bói bài. Khi hết thời xuân sắc, Madame Claire đã sống nhờ vào nghề này và tiếp tục cuộc đời vương giả. Tất nhiên thân chủ của bài thầy Madame Claire cũng thuộc giới thượng lưu.
 
Ảnh minh họa - Internet
 
Nhưng trên cơ cả Anna Phán và Madame Claire có lẽ là bà thầy Nguyệt Hồ nức tiếng Sài Gòn, hành nghề ở đường Đinh Công Tráng, phường Tân Định, quận 1. Khoảng cuối năm 1974, bà thầy Nguyệt Hồ đã 43 tuổi mà nhan sắc còn mơn mởn, nghe đâu lúc còn con gái bà thầy từng dự thi sắc đẹp và đoạt danh hiệu hoa khôi do báo Đời Mới tổ chức. Bà thầy Nguyệt Hồ không chỉ bói bài, xem chỉ tay, đoán số mạng mà còn kiêm luôn cả việc tư vấn, gỡ rối tơ lòng cho những chị em gặp rắc rối về tình duyên, gia đạo, ghen tuông, chơi hụi, làm ăn buôn bán…
 
Nếu như những bà thầy bói chỉ hành nghề thuần túy, thì những ông thầy bói ngoài việc hành nghề kiếm sống còn có tham vọng lớn hơn là muốn trở thành người thân cận của các chính khách, hay nguyên thủ quốc gia trên cương vị “mưu sĩ”, gọi cho nhẹ nhàng hơn là “quân sư” để tìm cơ hội làm giàu nhanh hoặc bước lên nấc thang danh vọng. Trong số những ông thầy bói dạng này phải kể đến Maitre Khánh Sơn, thường tự xưng là Giáo sư, có lẽ vì đã tốt nghiệp và có bằng sư phạm tại Hà Nội, nhưng không hiểu sao đã dạy ở trường nào chưa. Thầy Khánh Sơn rất nổi tiếng và hành nghề từ những năm 40 – 45 ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam.
 
Có một giai thoại về Maitre Khánh Sơn như thầy đã đưa ra câu sấm rằng: “Bao giờ 27 tháng 3/ Lửa thiêng đốt cháy tám gà trên mây”.
 
Câu sấm này được giải thích là tám gà tức bát kê, còn trên mây là…máy bay(?!). Vào ngày 27/3 sẽ có chiếc máy bay chở ông Pasquier (Toàn quyền người Pháp) phiên âm tiếng Việt là Bát – Kê, mà “bát kê” chính là…8 gà cùng 8 tùy tùng bay về Pháp và bị bốc cháy. Không ngờ câu sấm này lại linh nghiệm vì chiếc máy bay chở ông Pasquier cháy thật nhưng chỉ có một mình ông ta chết thôi, vì 8 viên tùy tùng định theo ông ta đã nghe lời thầy Khánh Sơn khuyên can nên ở lại và…thoát chết. Từ đó, thầy Khánh Sơn nổi danh như cồn, vào Sài Gòn tiếp tục hành nghề và hốt bạc. Và cũng nhờ câu sấm nói trên mà sau này thầy Khánh Sơn trở thành người tín nhiệm để đoán vận mạng của cựu hoàng Bảo Đại, cựu hoàng Sihanouk và nhiều chính khách Sài Gòn khác.
 
Hậu vận đoán không nổi của chiêm tinh gia nổi tiếng
 
Chiêm tinh gia Huỳnh Liên nổi tiếng không thua gì Maitre Khánh Sơn, vừa hành nghề bói toán, thầy Huỳnh Liên còn phụ trách mục “tướng số” trên những tờ báo lá cải ở Sài Gòn nên thân chủ của thầy rất đông. Ngoài việc lấy số, giải hạn cho khách hàng bình thường, chiêm tinh gia Huỳnh Liên còn là “quân sư” của nhiều chính khách, tướng tá, mệnh phụ phu nhân, tiếng nói của thày rất có ảnh hưởng đối với những nhân vật quyền thế lúc bấy giờ nên tài lộc vô như nước. Thầy Huỳnh Lien có nhiều tài sản, của chìm, của nổi và tất nhiên cũng có nhiều vợ lớn, vợ bé…Nhưng vào phút cuối đời cũng chính vì thế mà chết một cách lãng xẹt.
 
Thời điểm đó là đầu tháng 10/1982, thầy Huỳnh Liên về ở với bà vợ bé trong trang trại mà ông đã mua từ trước thuộc làng Vĩnh Phú, Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương, trong khi bà vợ lớn vẫn ở ngôi biệt thự trên đường Phan Thanh Giản (giờ là Điện Biên Phủ) Sài Gòn. Một hôm đường dây điện thoại trên tầng bị hỏng, thầy Huỳnh Liên bảo bà vợ bé về gọi 2 đứa cháu của bà lên sửa. Khi 2 đứa cháu lên không thấy bà vợ nhỏ theo về, ông thắc mắc thì được giải thích bà còn ở lại Sài Gòn chơi, về sau. 2 anh thợ xem xét khắp nơi, vào ga ra ngắm nghía chiếc ô tô của ông Huỳnh Liên lâu năm không di chuyển, rồi lên lầu sửa đường dây điện thoại, trong lúc chị giúp việc được lệnh ông chủ làm gà đãi khách. Khi chị giúp việc nghe có tiếng động khả nghi trên lầu, vội chạy lên thì tá hỏa trước cảnh tượng hãi hùng: Ông Huỳnh Liên bị 2 người cháu đè xiết cổ bằng sợi dây điện thoại nên vội kêu cứu.
 
2 tên giết người sợ hãi bỏ chạy. Khi Công an đến nơi thì ông Huỳnh Liên đã chết. Kẻ giết người không kịp lấy tài sản, tiền, vàng, đồ đạc quý giá trong nhà vẫn còn nguyên. Dư luận nghi ngờ đây là một vụ dàn cảnh giết người cướp tài sản không thanh của bà vợ nhỏ ông Huỳnh Liên, vì tuy sống với bà nhưng chìa khóa tủ cất tiền, vàng, ông không giao chính thức mà lúc nào cũng kè kè bên mình. Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng rõ ràng, chiêm tinh ga Huỳnh Lien nức tiếng một thời đã chết, có thể ông đã đoán số mệnh và “giải hạn” cho nhiều người nhưng số mệnh cuối đời của chính mình thì “chiêm tinh gia” vẫn không đoán và “giải” được kiếp nạn hại thân.
 
Trong giới thầy bói Sài Gòn thời đó lại có thêm một người tự xưng là “Giáo sư” nữa. Đó là thầy Minh Nguyệt. Ông này có văn phòng làm việc tài đường Đề Thám, quận 1 và có trong tay cả chục ngàn thân chủ, chưa kể đến khách vãng lai. Thân chủ của thầy Minh Nguyệt hầu hết là phụ nữ, trong số đó, có nhiều phụ nữ lấy chồng là lính Mỹ. Đặc điểm của thầy Minh Nguyệt là giọng nói rè rè, vui vui giống y như giọng của kịch sĩ Tùng Lâm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Ngoài ra thầy Minh Nguyệt cũng tỏ vẻ am tường võ nghệ, mặc dù không ai biết về mặt võ thầy Minh Nguyệt nội lức thâm hậu thế nào.
 
3 ông thầy bói: Khánh Sơn, Huỳnh Liên, Minh Nguyệt vào đầu năm 1972 (Nhâm Tý) đã được mời lên đài truyền hình chế độ cũ bàn và luận về vận mệnh đất nước, cả 3 ông đều cố hết sức, hết lời tô vẽ lên một tương lai tươi sáng cho chế độ Nguyễn Văn Thiệu trước nguy cơ thất trận và sụp đổ bằng “Mùa hè đỏ lửa”. 3 ông thầy bói đại tài này không ông nào đoán được rằng ngày 30/4/1975 sẽ là ngày cáo chung của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
 
Một thầy bói cũng khá nổi tiếng khác là Gia Cát Hồng, ông này tên thật là Phạm Bảo, người Bắc. Không biết trước năm 1954 làm gì ngoài Bắc, nhưng khi di vào Nam bỗng dưng làm “thầy”. “Thầy” Gia Cát Hồng mở văn phòng tại đường Trần Quốc Toản, quận 10, không chỉ xem bói là còn kiêm thêm việc bốc thuốc chữa bách bệnh, trong đó có bệnh ngứa, kinh phong và một loại phong khác là…phong tình. Sở sĩ “thầy” lấy tên là Gia Cát Hồng, ý nói mình là truyền nhân của Gia Cát Lượng, quân sư của Lưu Bị trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, một người thần cơ diệu toán có thể nói “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.
 
(còn nữa)