Monday, April 30, 2012

Những điều cần biết về Intel Ivy Bridge | Tinhte.vn - Cộng đồng Khoa học & Công nghệ

[IMG]

Ivy Bridge đã ra mắt, kèm theo đó là rất nhiều công nghệ và tính năng mới: dây chuyền sản xuất 22nm, bóng bán dẫn ba chiều, bộ xử lí đồ họa mạnh mẽ,... Trong bài viết này sẽ là tổng hợp hầu hết mọi khía cạnh mà bạn quan tâm đến thế hệ CPU mới mà Intel vừa ra mắt, từ đặc điểm cấu tạo mới, cấu hình của các model CPU Core i thế hệ ba đã bắt đầu được bán, mức độ tiêu thụ điện năng, hiệu suất đồ họa, dấu hiệu nhận biết Ivy Bridge so với Sandy Bridge cho đến việc sử dụng lại mainboard cũ cho CPU mới.

1. Ivy Bridge là kiến trúc thế hệ "Tick" trong chuỗi phát hành Tick-Tock của Intel. "Tick" là dòng CPU được thu nhỏ đế và sản xuất trên một công nghệ mới, trong khi Tock là kiến trúc vi xử lí mới. Ivy Bridge được sản xuất bằng dây chuyền 22nm, hứa hẹn mức độ tiêu thụ điện năng giảm cũng như tăng hiệu suất xử lí cho CPU. Trên Ivy Bridge, hãng sử dụng các bóng bán dẫn 3D (3D transitor), một công trình nghiên cứu đã được Intel tiến hành từ 10 năm truớc. Nếu thích, bạn có thể xem thêm phần giải thích rõ hơn về bóng bán dẫn 3D. Trong năm nay, Intel kì vọng sẽ có 570 mẫu máy tính dùng Ivy Bridge được ra mắt.

[IMG]

2. CPU Ivy Bridge có mã hiệu bắt đầu bằng số 3. Ví dụ, Core i7-3820QM là một chip Ivy Bridge, còn Core i7-2860QM là CPU Sandy Bridge thế hệ cũ ra mắt hồi năm ngoái. Thật ra Sandy Bridge cũng có một số CPU trong series E tám nhân bắt đầu bằng số 3 nhưng nó sử dụng socket LGA 2011 với hai dòng Core i7-38xx và i7-39xx.

Những kí tự cuối cùng cũng mang một ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như chữ "M" là mobile, tức các CPU dành cho laptop. Nếu bạn thấy chữ "QM" thì nó có nghĩa Quad-core Mobile, tức những vi xử lí bốn nhân dùng trong máy tính xách tay. "X" là phiên bản "Extreme" với cấu hình mạnh và giá cũng không hề rẻ. "S" và "T" đại diện cho dòng CPU với mức tiêu thụ điện năng thấp. Cuối cùng là kí tự "K", đại diện cho dòng CPU với khả năng mở khóa hệ số nhân để dùng trong việc ép xung.

3. Các mẫu CPU đầu tiên dành cho laptop sẽ là i7-3920XM (2,9GHz), i7-3820QM (2,7GHz), i7-3720QM (2,6GHz), i7-3615QM (2,3GHz), i7-3612QM (2,1Ghz), và i7-3610QM (2,3GHz).

Với máy tính để bàn, Intel tung ra các mẫu như i7-3770K (3,5GHz), i7-3770 (3,4GHz), i7-3770T(2,5GHz), i7-3770S (3,1GHz), i5-3570K (3,4GHz), i5-3550 (3,3GHz), i5-3450 (3,1GHz), i5-3550S(3GHz) và i5-3450S (2,8GHz). Điểm khác biệt chính giữa những CPU này là xung nhịp của nhân và bộ nhớ đệm.

Các bạn cũng cần nhớ rằng cái tên Ivy Bridge sẽ không được dùng phổ biến ở các cửa hàng bán linh kiện máy tính vì nó là tên của vi kiến trúc. Nếu bạn đi mua hàng và nhìn vào bản báo giá thì chỉ thấy những mã CPU như đã liệt kê ở trên.

5. Hiện giờ, đã có một số hãng như Dell với Alienware M17x, Asus với dòng N 2012, MSI với hai chiếc máy tính chơi game GT60, GT70 cùng nhiều công ty khác là đã có tích hợp hoặc hứa hẹn sẽ dùng Ivy Bridge bốn nhân. Các vi xử lí tiết kiệm điện (ULV) và vi xử lí hai nhân dành cho Ultrabook/laptop nói chung sẽ xuất hiện "vào cuối mùa xuân này" chứ hiện giờ thì chưa. Trước đây có một số tin đồn rằng các CPU này sẽ bị hoãn đến tháng sáu. Ivy Bridge hứa hẹn thời gian dùng pin dài hơn đáng kể cho các thiết bị di động.

[IMG]

Về CPU Ivy Bridge cho máy tính để bàn, trang PCWorld đã làm một bài thử nghiệm thì CPU Core i7-3370K với mức hoạt cao nhất cho cả bốn nhân, nó vẫn dùng ít hơn 30W điện so với Core i7-2700K của kiến trúc Sandy Bridge. Như vậy bạn vẫn có thể tiết kiệm được một ít tiền điện với chiếc máy bàn của mình đấy. Tất nhiên không thể không kể đến hiệu suất xử lí cao hơn.

6. Có hai thế hệ vi xử lí tích hợp trong Ivy Bridge là Intel HD Graphics 4000 và Intel HD Graphics 2500. Theo Intel, dòng HD 4000 sẽ cho hiệu suất xử lí cao hơn 50% sao với thế hệ bộ xử lí đồ họa tích hợp trong Sandy Bridge, còn HD 2500 thì chỉ cao hơn từ 10% đến 20%. Cả hai đều hỗ trợ DirectX 11, hiển thị tối đa 3 màn hình cùng lúc (chẳng hạn như một màn hình laptop và hai màn hình phụ) cũng như công nghệ chuyển mã video Quick Sync 2.0. Chip đồ họa mạnh hơn nên tốc độ chuyển hình ảnh 2D sang 3D sẽ nhanh hơn. Công nghệ InTru3D hỗ trợ người dùng xem video ba chiều với kính 3D chủ động và hiện tương thích với khoảng 80 game 3D cũng như nhiều tựa phim.

Bạn có thể xem thêm phần đánh giá chi tiết và so sánh hiệu suất đồ họa giữa Intel HD 4000 của Ivy Bridge với Intel HD 3000 của Sandy Bridge trên trang web của Anandtech. Theo thử nhiệm thực tế trên mẫu laptop Asus N56VM, HD 4000 mạnh hơn người tiền nhiệm của mình từ từ 10% đến 80%, đúng như những gì Intel đã quảng cáo.

Cũng liên quan đến hiệu suất của chip đồ họa, NVIDIA mới đây đã nói với trang tin Engadget rằng sẽ "sẽ không có gì là Ultra" nếu các Ultrabook chỉ dùng GPU tích hợp. Lí do NVIDIA đưa ra đó là Intel HD Graphics 4000 hiện chỉ chơi được 45% số game hiện có. Còn nếu thêm một card đồ họa rời GeForce GT 640M thuộc dòng "Kepler" mới của hãng thì có thể "chơi được 100% các game hiện hữu với tốc độ khung hình trên 30fps và tùy chọn hiển thị ở mức cao. Các game mà NVIDIA lấy làm ví dụ đó là Battlefiled 3, Batman: Arkham City, Crysis 2,... Intel cũng đã nói một mình HD 4000 sẽ không thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của đồ họa hãng vẫn chào đón chip đồ họa rời.

7. Intel WiDi 3.0 (công nghệ truyền nội dung số không dây thông qua kết nối Wifi) cũng đã xuất hiện với độ trễ khi truyền nội dung không dây được giảm thiểu. Bạn đã có thể xem phim HD 1080p ở tốc độ 60 khung hình/giây truyền từ laptop đến TV mà chẳng cần sợi dây nào. Tất nhiên là bạn phải có các thiết bị tương thích với WiDi. Intel Insider phiên bản 2.0 (công nghệ bảo vệ bản quyền với các nội dung đa phương tiện) sẽ hỗ trợ một cách thức bản vệ tác quyền mới là UltraViolet vào cuối năm nay.


[IMG]

8. Chúng ta không nhất thiết phải có sắm một bo mạch chủ mới để dùng với CPU Ivy Bridge vì những vi xử lí này dùng socket LGA-1155, giống với thế hệ Sandy Bridge trước. Hãy xem thử bo mạch của bạn có đang dùng chipet H61, H67, P67 hoặc Z68 hay không. Nếu có một trong số đó, bạn đã sẵn sàng cho Ivy Bridge. Chỉ cần cập nhật thêm fimware, BIOS và driver đồ họa từ web của nhà sản xuất là ổn. Hiện nay, hầu hết mainboard đều hỗ trợ bộ xử lí đồ họa tích hợp cũng như công nghệ chuyển đổi giữa card rời với card onboard nên Ivy Bridge vẫn có thể phát huy hết sức mạnh của mình.

[IMG]

No comments:

Post a Comment