Monday, April 30, 2012

Những điều cần biết về Intel Ivy Bridge | Tinhte.vn - Cộng đồng Khoa học & Công nghệ

[IMG]

Ivy Bridge đã ra mắt, kèm theo đó là rất nhiều công nghệ và tính năng mới: dây chuyền sản xuất 22nm, bóng bán dẫn ba chiều, bộ xử lí đồ họa mạnh mẽ,... Trong bài viết này sẽ là tổng hợp hầu hết mọi khía cạnh mà bạn quan tâm đến thế hệ CPU mới mà Intel vừa ra mắt, từ đặc điểm cấu tạo mới, cấu hình của các model CPU Core i thế hệ ba đã bắt đầu được bán, mức độ tiêu thụ điện năng, hiệu suất đồ họa, dấu hiệu nhận biết Ivy Bridge so với Sandy Bridge cho đến việc sử dụng lại mainboard cũ cho CPU mới.

1. Ivy Bridge là kiến trúc thế hệ "Tick" trong chuỗi phát hành Tick-Tock của Intel. "Tick" là dòng CPU được thu nhỏ đế và sản xuất trên một công nghệ mới, trong khi Tock là kiến trúc vi xử lí mới. Ivy Bridge được sản xuất bằng dây chuyền 22nm, hứa hẹn mức độ tiêu thụ điện năng giảm cũng như tăng hiệu suất xử lí cho CPU. Trên Ivy Bridge, hãng sử dụng các bóng bán dẫn 3D (3D transitor), một công trình nghiên cứu đã được Intel tiến hành từ 10 năm truớc. Nếu thích, bạn có thể xem thêm phần giải thích rõ hơn về bóng bán dẫn 3D. Trong năm nay, Intel kì vọng sẽ có 570 mẫu máy tính dùng Ivy Bridge được ra mắt.

[IMG]

2. CPU Ivy Bridge có mã hiệu bắt đầu bằng số 3. Ví dụ, Core i7-3820QM là một chip Ivy Bridge, còn Core i7-2860QM là CPU Sandy Bridge thế hệ cũ ra mắt hồi năm ngoái. Thật ra Sandy Bridge cũng có một số CPU trong series E tám nhân bắt đầu bằng số 3 nhưng nó sử dụng socket LGA 2011 với hai dòng Core i7-38xx và i7-39xx.

Những kí tự cuối cùng cũng mang một ý nghĩa nhất định, chẳng hạn như chữ "M" là mobile, tức các CPU dành cho laptop. Nếu bạn thấy chữ "QM" thì nó có nghĩa Quad-core Mobile, tức những vi xử lí bốn nhân dùng trong máy tính xách tay. "X" là phiên bản "Extreme" với cấu hình mạnh và giá cũng không hề rẻ. "S" và "T" đại diện cho dòng CPU với mức tiêu thụ điện năng thấp. Cuối cùng là kí tự "K", đại diện cho dòng CPU với khả năng mở khóa hệ số nhân để dùng trong việc ép xung.

3. Các mẫu CPU đầu tiên dành cho laptop sẽ là i7-3920XM (2,9GHz), i7-3820QM (2,7GHz), i7-3720QM (2,6GHz), i7-3615QM (2,3GHz), i7-3612QM (2,1Ghz), và i7-3610QM (2,3GHz).

Với máy tính để bàn, Intel tung ra các mẫu như i7-3770K (3,5GHz), i7-3770 (3,4GHz), i7-3770T(2,5GHz), i7-3770S (3,1GHz), i5-3570K (3,4GHz), i5-3550 (3,3GHz), i5-3450 (3,1GHz), i5-3550S(3GHz) và i5-3450S (2,8GHz). Điểm khác biệt chính giữa những CPU này là xung nhịp của nhân và bộ nhớ đệm.

Các bạn cũng cần nhớ rằng cái tên Ivy Bridge sẽ không được dùng phổ biến ở các cửa hàng bán linh kiện máy tính vì nó là tên của vi kiến trúc. Nếu bạn đi mua hàng và nhìn vào bản báo giá thì chỉ thấy những mã CPU như đã liệt kê ở trên.

5. Hiện giờ, đã có một số hãng như Dell với Alienware M17x, Asus với dòng N 2012, MSI với hai chiếc máy tính chơi game GT60, GT70 cùng nhiều công ty khác là đã có tích hợp hoặc hứa hẹn sẽ dùng Ivy Bridge bốn nhân. Các vi xử lí tiết kiệm điện (ULV) và vi xử lí hai nhân dành cho Ultrabook/laptop nói chung sẽ xuất hiện "vào cuối mùa xuân này" chứ hiện giờ thì chưa. Trước đây có một số tin đồn rằng các CPU này sẽ bị hoãn đến tháng sáu. Ivy Bridge hứa hẹn thời gian dùng pin dài hơn đáng kể cho các thiết bị di động.

[IMG]

Về CPU Ivy Bridge cho máy tính để bàn, trang PCWorld đã làm một bài thử nghiệm thì CPU Core i7-3370K với mức hoạt cao nhất cho cả bốn nhân, nó vẫn dùng ít hơn 30W điện so với Core i7-2700K của kiến trúc Sandy Bridge. Như vậy bạn vẫn có thể tiết kiệm được một ít tiền điện với chiếc máy bàn của mình đấy. Tất nhiên không thể không kể đến hiệu suất xử lí cao hơn.

6. Có hai thế hệ vi xử lí tích hợp trong Ivy Bridge là Intel HD Graphics 4000 và Intel HD Graphics 2500. Theo Intel, dòng HD 4000 sẽ cho hiệu suất xử lí cao hơn 50% sao với thế hệ bộ xử lí đồ họa tích hợp trong Sandy Bridge, còn HD 2500 thì chỉ cao hơn từ 10% đến 20%. Cả hai đều hỗ trợ DirectX 11, hiển thị tối đa 3 màn hình cùng lúc (chẳng hạn như một màn hình laptop và hai màn hình phụ) cũng như công nghệ chuyển mã video Quick Sync 2.0. Chip đồ họa mạnh hơn nên tốc độ chuyển hình ảnh 2D sang 3D sẽ nhanh hơn. Công nghệ InTru3D hỗ trợ người dùng xem video ba chiều với kính 3D chủ động và hiện tương thích với khoảng 80 game 3D cũng như nhiều tựa phim.

Bạn có thể xem thêm phần đánh giá chi tiết và so sánh hiệu suất đồ họa giữa Intel HD 4000 của Ivy Bridge với Intel HD 3000 của Sandy Bridge trên trang web của Anandtech. Theo thử nhiệm thực tế trên mẫu laptop Asus N56VM, HD 4000 mạnh hơn người tiền nhiệm của mình từ từ 10% đến 80%, đúng như những gì Intel đã quảng cáo.

Cũng liên quan đến hiệu suất của chip đồ họa, NVIDIA mới đây đã nói với trang tin Engadget rằng sẽ "sẽ không có gì là Ultra" nếu các Ultrabook chỉ dùng GPU tích hợp. Lí do NVIDIA đưa ra đó là Intel HD Graphics 4000 hiện chỉ chơi được 45% số game hiện có. Còn nếu thêm một card đồ họa rời GeForce GT 640M thuộc dòng "Kepler" mới của hãng thì có thể "chơi được 100% các game hiện hữu với tốc độ khung hình trên 30fps và tùy chọn hiển thị ở mức cao. Các game mà NVIDIA lấy làm ví dụ đó là Battlefiled 3, Batman: Arkham City, Crysis 2,... Intel cũng đã nói một mình HD 4000 sẽ không thể giải quyết tất cả mọi vấn đề của đồ họa hãng vẫn chào đón chip đồ họa rời.

7. Intel WiDi 3.0 (công nghệ truyền nội dung số không dây thông qua kết nối Wifi) cũng đã xuất hiện với độ trễ khi truyền nội dung không dây được giảm thiểu. Bạn đã có thể xem phim HD 1080p ở tốc độ 60 khung hình/giây truyền từ laptop đến TV mà chẳng cần sợi dây nào. Tất nhiên là bạn phải có các thiết bị tương thích với WiDi. Intel Insider phiên bản 2.0 (công nghệ bảo vệ bản quyền với các nội dung đa phương tiện) sẽ hỗ trợ một cách thức bản vệ tác quyền mới là UltraViolet vào cuối năm nay.


[IMG]

8. Chúng ta không nhất thiết phải có sắm một bo mạch chủ mới để dùng với CPU Ivy Bridge vì những vi xử lí này dùng socket LGA-1155, giống với thế hệ Sandy Bridge trước. Hãy xem thử bo mạch của bạn có đang dùng chipet H61, H67, P67 hoặc Z68 hay không. Nếu có một trong số đó, bạn đã sẵn sàng cho Ivy Bridge. Chỉ cần cập nhật thêm fimware, BIOS và driver đồ họa từ web của nhà sản xuất là ổn. Hiện nay, hầu hết mainboard đều hỗ trợ bộ xử lí đồ họa tích hợp cũng như công nghệ chuyển đổi giữa card rời với card onboard nên Ivy Bridge vẫn có thể phát huy hết sức mạnh của mình.

[IMG]

[Hướng dẫn WP] Cài đặt nhạc chuông, hình nền, cấu hình máy... | Tinhte.vn - Cộng đồng Khoa học & Công nghệ

[IMG]
Sau khi mua máy về và cài đặt cơ bản, việc tiếp theo là bạn cần vào mục Settings (cài đặt) để bắt đầu tinh chỉnh cho đúng ý muốn của mình. Trong đây bạn có thể thay đổi hình nền, giao diện, màu sắc bên trong máy, thay nhạc chuông, cập nhật Firmware...

Trong Settings có khá nhiều tùy chọn nhưng không phải cái nào cũng hay dùng, bạn chỉ cần chú ý một số cái sau đây:

1. Thay đổi nhạc chuông (Ringtones + Sounds)
  • Ringer: chọn On là để nhạc chuông, Off là sẽ tắt tiếng (đồng nghĩa với chế độ Im lặng).
  • Vibrate: có Rung hay không (khi có cuộc gọi, tin nhắn, email...).
  • Ringtone: nhạc chuông khi có cuộc gọi đến. Bấm vào phần này, danh sách các nhạc chuông của máy sẽ hiện ra, muốn nghe thử bài nào thì bạn nhấn vào hình mũi tên phía trước tên của nó, nhấn vào tên bài thì sẽ chọn bài đó.
  • New text or IM: nhạc chuông tin nhắn và chat.
  • New voicemail: nhạc chuông khi có voicemail, chưa cần quan tâm.
  • New email: nhạc chuông khi có email mới.
Phần "Play a sound for" nghĩa là máy sẽ phát âm thanh khi nào, bên dưới là danh sách các hành động mà khi bạn làm thì máy sẽ phát âm thanh, bao gồm:
  • Reminders: các nhạc nhở trong lịch hẹn, nhắc nhở.
  • Key press: âm thanh khi nhấn bàn phím ảo.
  • Lock and unlock: âm thanh khi khóa và mở khóa màn hình.
  • Camera shutter: âm thanh khi bấm nút chụp hình.
  • All other notifications: tất cả các thông báo khác của các phần mềm.
2. Thay đổi giao diện, màu sắc (Theme)
WP cho phép chúng ta thay đổi màu sắc giao diện của máy, lâu lâu bạn nên thay một lần để thử cảm giác mới mẻ khi dùng điện thoại.
  • Background: màu nền, có 2 lựa chọn là Dark (màu đen) và Light (trắng). Nếu điện thoại của bạn màu trắng thì nên để màu trắng (Light) vì nhìn máy sẽ rất đẹp, màu trắng đồng bộ từ trong ra ngoài, nhìn rất tuyệt.
  • Accent color: màu sắc trong máy, đây là màu sắc chủ đạo của các thành phần trong máy ví dụ như màu các biểu tượng phần mềm (Icon), các dòng chữ có liên kết (Link), khung chat, tin nhắn...
3. Kết nối Wi-Fi
  • Chọn On để bật Wi-Fi, Off để tắt.
  • Bên dưới, đánh dấu chọn vào dòng "Notify me when new networks are found" để máy thông báo cho bạn biết mỗi khi có mạng Wi-Fi mới. Khi bạn đi đến những nơi có mạng Wi-Fi thì một thông báo nhỏ sẽ xuất hiện trên màn hình để báo cho bạn biết.
  • Bên dưới nữa là danh sách các mạng Wi-Fi đang có xung quanh bạn, muốn kết nối với cái nào thì bạn nhấn vào nó, gõ mật khẩu vào ô Password (nếu có) và bấm nút Done để hoàn tất.
4. Kết nối Bluetooth
  • Chọn On để bật, Off để tắt.
  • Bên dưới sẽ liệt kê các thiết bị xung quanh bạn có bật Bluetooth.
  • Muốn kết nối (Pair) với máy nào thì bạn nhấn vào tên thiết bị đó và làm theo các bước hướng dẫn trên màn hình (bấm OK, Next) để kết nối.
5. Quản lý email (Email + accounts)
Đây là một khu vực quan trọng dùng để quản lý các tài khoản của bạn bao gồm các email (Windows Live, Gmail, Yahoo...) và các mạng xã hội (Facebook, Twitter).
  • Để thêm một tài khoản, bạn bấm vào dòng chữ Add an account.
  • Chọn một tài khoản bạn muốn, ví dụ mình chọn Google (Gmail).
  • Nhập đầy đủ địa chỉ email của bạn vào ô Email address.
  • Nhập mật khẩu email của bạn vào ô Password.
  • Bấm nút Sign in để đăng nhập.
Nếu đăng nhập thành công thì máy sẽ bắt đầu đồng bộ hóa các dữ liệu từ email đó xuống điện thoại (ví dụ như email, danh bạ, lịch hẹn). Nếu đăng nhập không thành công (sai mật khẩu) thì trong cửa sổ Email+accounts, bên dưới dòng tài khoản đó sẽ xuất hiện dòng chữ "Attention required", bạn bấm vào đó để đăng nhập lại.

Để thay đổi các thông số của từng tài khoản, lựa chọn những dữ liệu nào cần được đồng bộ hóa, bạn nhấn vào dòng tài khoản đó, màn hình quản lý sẽ hiện ra. Ví dụ mình chọn Google thì màn hình quản lý của nó sẽ có các thiết lập như sau:
  • Account name: tên tài khoản (mặc định la Google), bạn có thể đặt lại tên tài khoản theo sở thích, ví dụ như Gmail, Email, Hộp mail...
  • Download new content: chọn thời gian tải email, trong đây có các tùy chọn như 15 phút, 30 phút, 1 tiếng... nghĩa là cứ sau một khoảng thời gian đó thì máy sẽ kiểm tra email một lần và tải xuống các email mới. Nếu bạn muốn kiểm tra email liên tục (Push Mail) thì chọn "as items arrive" (sẽ tốn pin nhất đó).
  • Download email from: chọn khoảng thời gian gần nhất để tải email. Ví dụ chọn "the last 3 days" có nghĩa là chỉ tải những email từ 3 ngày đổ lại, "last 2 weeks" là 2 tuần mới nhất, "last month" là trong tháng mới nhất và "any time" là sẽ tải toàn bộ email về điện thoại.
  • Content to sync: chọn những loại dữ liệu nào cần tải về điện thoại và động bộ hóa với máy chủ. Google có 3 loại dữ liệu là Email, Contacts (danh bạ) và Calendar (Lịch). Đồng bộ hóa có nghĩa là mỗi khi bạn thêm, sửa hay xóa danh bạ, email, lịch từ điện thoại thì dữ liệu đó trên máy chủ cũng sẽ thay đổi theo, và ngược lại.
  • Password: điển mật khẩu mới vào đây nếu bạn vừa thay đổi mật khẩu của email, còn bình thường thì không cần để ý đến nó.
6. Thay hình nền, thời gian khóa máy (Lock+wallpaper)
  • Nút Change wallpaper: dùng để thay đổi hình nền của màn hình khóa máy. Bấm vào nút này thì các album hình trong máy sẽ hiện ra. Đặc biệt, nếu trong phần Email+accounts bạn có thêm tài khoản Facebook thì các album hình trong Facebook của bạn cũng sẽ hiện ra trong đây. Vì màn hình khóa máy là dạng đứng nên sau khi chọn một bức hình xong, máy sẽ hiển thị một cái khung hình chữ nhật đứng để bạn chọn phần nào của bức hình sẽ làm hình nền. Chọn xong thì bạn bấm nút có hình dấu tick (chữ v) bên dưới để chấp nhận. Xong, bây giờ bạn thử khóa màn hình lại rồi mở màn hình lên để xem thành quả.
  • Show artist when playing music: có hiển thị thông tin bài hát, ca sĩ và các nút điều khiển nhạc ra màn hình khóa máy hay không.
  • Password: có hỏi mật khẩu mỗi khi mở khóa màn hình hay không. Nếu chọn On (có) thì màn hình nhập mật khẩu sẽ hiện ra, bạn nhập mật khẩu 2 lần vào ô New password và Confirm password, nhấn phím Done để hoàn tất. Sau đó bên dưới màn hình sẽ có thêm một tùy chọn là "Require a password after", nghĩa là sau bao lâu thì máy sẽ hỏi mật khẩu một lần. Bạn có thể chọn 1 phút, 3 phút, 5 phút... hoặc chọn "each time" để mỗi khi mở khóa màn hình đều phải nhập mật khẩu.
[IMG]
7. Bật tắt 3G/GPRS (Cellular)
  • Data connection: dùng để bật/tắt kết nối 3G/EDGE/GPRS của máy.
  • Data roaming options: chọn "roam" nếu muốn máy roaming, chọn "don't roam" nếu không muốn.
  • Highest connection speed: chọn tốc độ kết nối cao nhất mà bạn muốn dùng, "E" (EDGE) hay "3G".
  • Network selection: chọn mạng di động để sử dụng, nên để nguyên là "Automatic" (tự động).
  • Nút Add APN: để thêm các APN mới.
8. Tiết kiệm pin (Battery Saver)
  • Always turn on Battery Saver when battery is low: tự động bật chức năng tiết kiệm pin khi gần hết pin.
  • Turn on Battery Save now, until next charge: bật chức năng tiết kiệm pin ngay lập tức, cho đến khi cắm sạc thì tắt chức năng này.
Phần Battery infosẽ hiển thị một số thông tin về pin, bao gồm:
  • Remaining battery life: % pin còn lại trong máy.
  • Estimated time remaining: thời gian sử dụng còn lại với lượng pin kể trên.
  • Time since last charge: đã rút sạc được bao lâu.
9. Thay đổi ngày giờ (Date+time)
  • 24-hour clock: chọn chế độ hiển thị 12 giờ hay 24 giờ.
  • Set automatically: để máy tự cài ngày, giờ. Nếu thấy ngày giờ không chính xác thì bạn Off chức năng này, sau đó chọn lại múi giờ (Time zone), ngày (Date) và giờ (Time).
10. Chỉnh độ sáng màn hình (Brightness)
  • Automatically adjust: tự động điều chỉnh độ sáng màn hình tùy theo môi trường.
  • Level: nếu bạn chọn Off ở mục trên thì có thể chọn độ sáng trong phần Level này, bao gồm Low (tối), Medium (trung bình) và High (sáng nhất).
11. Thay đổi ngôn ngữ bàn phím (Keyboard)
Chọn ngôn ngữ bàn phím, dùng ngôn ngữ nào thì bạn nhấn chọn ngôn ngữ đó. Hiện chưa có bàn phím tiếng Việt chính thức cho máy WP nên chúng ta phải xài bàn phím tiếng Anh (English). Chưa hết, bạn bấm tiếp vào nút Typing settings > bấm tiếp vào dòng chữ English tap to changeđể cài đặt cho bộ gõ này, bao gồm:
  • Suggest text and highlight misspelled words: chức năng gợi ý từ sắp gõ và sửa những từ gõ sai. KHÔNG NÊN CHỌN mục này vì nó chỉ có tác dụng khi bạn gõ tiếng Anh, vì chúng ta gõ tiếng Việt không dấu nên chức năng này sẽ rất phiền phức và khó chịu.
  • Hai mục tiếp theo bên dưới sẽ mờ đi khi bạn tắt chức năng trên, bạn không cần quan tâm đến chúng.
  • Insert a period after double-tapping the SPACEBAR: tự động điền dấu chấm cuối câu khi bạn nhấn phím cách (Space) trên bàn phím 2 lần.
  • Capitalize the first letter of a sentence: tự động viết hoa ký tự đầu tiên của mỗi câu.
12. Thay đổi ngôn ngữ của máy (Region-language)
  • Display language: chọn ngôn ngữ của máy.
  • Regional format: chọn tiêu chuẩn định dạng theo từng quốc gia (định dạng ngày, giờ).
  • Short date (sample): chọn kiểu hiển thị ngày.
  • Long date (sample): chọn kiểu hiển thị ngày đầy đủ.
  • First day of week: chọn ngày đầu tiên của tuần (thường là ngày thứ Hai).
  • System locale: chọn quốc gia bạn đang sống (không quan trọng, nếu không có Việt Nam thì có thể chọn English-United State).
  • Browser & search language: chọn ngôn ngữ của trình duyệt web và trình tìm kiếm.
Dưới đây là một số tùy chọn ít sử dụng khác

13. Ra lệnh bằng giọng nói (Speech)
WP7 có chức năng ra lệnh bằng giọng nói. Bạn nhấn và giữ phím Home khoảng vài giây để kích hoạt chức năng này, nhấn phím Speak trên màn hình và bắt đầu nói, ví dụ "Open calendar" để mở ứng dụng lịch...
  • Enable speech recognition over the network: cho phép máy gửi những câu lệnh bằng giọng nói của bạn đến máy chủ của Microsoft để nâng cao khả năng nhận diện giọng nói. Bạn vẫn có thể sử dụng chức năng ra lệnh bằng giọng nói khi không bật chức năng này.
  • Use Speech when the phone is locked: sử dụng chức năng ra lệnh ngay cả khi đang khóa máy (nhấn và giữ phím Home).
Play audio confirmations: Chọn máy có xác nhận lại câu lệnh của bạn bằng âm thanh hay không.
Read aloud incoming text messages: cho phép máy đọc tin nhắn SMS khi nào:
  • Off: không cho phép.
  • Always on: luôn đọc lên khi có tin nhắn mới.
  • Bluetooth and headsets: chỉ đọc khi đang đeo tai nghe hoặc tai nghe Bluetooth.
  • Bluetooth only: chỉ đọc khi đang đeo tai nghe Bluetooth.
  • Wired headset only: chỉ đọc khi đang đeo tai nghe có dây.
14. Tìm điện thoại bị mất bằng bản đồ và GPS (Find my phone)
Chức năng này giúp bạn xác định vị trí điện thoại của mình phòng trường hợp bị mất hay ai đó đánh cắp, tương tự như Find my iPhone của Apple. Bạn chỉ cần lên trang webwww.windowsphone.com, đăng nhập bằng tài khoản Windows Live là có thể thấy được điện thoại của mình trên bản đồ, đồng thời ra lệnh cho máy phát ra âm thanh để báo động, khóa máy từ xa và thậm chí xóa toàn bộ dữ liệu có trong máy.
  • Connect to these features faster (may use more battery): giúp máy kết nối và xác định vị trí nhanh hơn, tuy nhiên sẽ tốn nhiều pin hơn.
  • Save my location every few hours for better mapping: tự động lưu vị trí điện thoại sau mỗi vài tiếng để dễ xác định khi mất máy.
15. Nâng cấp phần mềm và Firmware (Phone update)
Tự động thông báo và cài đặt mỗi khi máy có bản cập nhật mới (Firmware).
  • Notify me when new updates are found: máy sẽ thông báo mỗi khi có Firmware mới.
  • Use my cellular data connection to check for updates: cho phép máy dùng kết nối 3G để kiểm tra Firmware mới.
16. Xem thông tin máy, reset điện thoại (About)
Hiển thị thông tin cấu hình của máy bao gồm tên máy, hệ điều hành, dung lượng bộ nhớ trong. Bấm vào nút More info sẽ thấy thêm các thông tin như số phiên bản hệ điều hành, phiên bản Firmware...

Nút Reset your phone: Reset/Format điện thoại trở về như lúc mới mua máy, toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa hết và các thiết lập sẽ trở về mặc định như ban đầu.

17. Các tiện ích của SIM (SIM applications)
Trong đây sẽ hiển thị các tiện ích của SIM điện thoại (Super SIM) ví dụ như SIM Mobifone thì có Liveinfo, Kết quả xổ số, bóng đá, ATM...

18. Chế độ máy bay (Airplane mode)
Kích hoạt chế độ này sẽ tắt hết các sóng điện thoại, Wi-Fi, Bluetooth và sóng Radio FM. Thích hợp khi bạn lên máy bay, chỉ cần bật (On) chế độ này là tất cả các kết nối kia sẽ được tắt đi hết. Khi kích hoạt chế độ này, bạn vẫn có thể bật Wi-Fi, Bluetooth hoặc Radio FM lên nếu muốn.

19. Quản lý địa điểm (Location)
Chọn On để bật, Off để tắt. Khi bật thì các phần mềm ví dụ như trình duyệt web, phần mềm tìm kiếm... sẽ được quyền sử dụng vị trí hiện tại của bạn để trả về các kết quả tốt hơn. Ví dụ như khi bạn tìm kiếm một cửa hàng bán hoa thì máy sẽ hiển thị các cửa hàng xung quanh nơi bạn đang đứng chẳng hạn.

BMW công bố những chiếc xe phục vụ Thế vận hội London 2012 | Tinhte.vn - Cộng đồng Khoa học & Công nghệ



Là đối tác chính thức của Thế vận hội London 2012 (2012 London Olympic Games), tập đoànBMW cung cấp cho ban tổ chức một loạt những phương tiện từ ô tômô tô đến xe đạp với số lượng lên đến hơn 3000 chiếc. Tùy theo từng điều kiện mà những chiếc xe này sẽ phục vụ vào những công việc khác nhau như hỗ trợ rước đuốc, dùng làm phương tiện di chuyển cho ban giám khảo, đưa đón các vận động viên hay phục vụ công tác truyền thông.

Đặc biệt, những chiếc xe mà BMW cung cấp đều rất thân thiện với môi trường bởi chúng có mức khí thải rất thấp, sử dụng máy dầu (diesel), là xe lai (hybrid), xe điện, mô tô và xe đạp. Cụ thể, hãng xe đến từ Đức cung cấp 160 chiếc 1 Series ActiveE Coupe chạy hoàn toàn bằng điện, 40 chiếc MINI E cũng chạy điện, 1550 chiếc sedan 320d máy dầu có mức khí thải CO2 thấp và 25 chiếc mô tô F650GSR1200GS, R1200RT.

Thông tin về những chiếc xe của BMW tại Thế vận hội London 2012:

BMW 1 Series ActiveE (EV)
  • Số lượng: 160 chiếc
  • Công suất: 170 mã lực
  • Mức khí thải CO2: 0g/1km
  • Sử dụng: Đưa đón các vận động viên tài năng tham gia Olympic, phục vụ công tác truyền thông, hỗ trợ rước đuốc
[IMG]

MINI E (Electric Vehicle)
  • Số lượng: 40 chiếc
  • Công suất: 204 mã lực
  • Mức khí thải CO2: 0g/km
  • Sử dụng: Hỗ trợ các hoạt động thể thao, rước đuốc
MINI Countryman Couper D
  • Số lượng: 200 chiếc
  • Công suất: 112 mã lực
  • Mức khí thải CO2: 115g/km
  • Sử dung: Đáp ứng dịch vụ tại các địa điểm chính như London Heathrow và khách sạn IOC, phục vụ nhu cầu vận tải cho khách hàng
[IMG]

BMW 320d Efficient Dynamics
  • Số lượng: 1550 chiếc
  • Công suất: 163 mã lực
  • Mức khí thải CO2: 109g/km
  • Sử dụng: Là chiếc xe chính phục vụ rước đuốc tiếp sức, các sự kiện cho môn đua xe đạp, đội ngũ y tế, liên lạc, dẫn đoàn, dịch vụ trung lập, quản lý tuyến đường, đưa đón các trọng tài
[IMG]

BMW 520d Efficient Dynamics
  • Số lượng: 700 chiếc
  • Mức khí thải CO2: 119g/km
  • Sử dụng: Vận chuyển các phương tiện, đưa đón
BMW 5 Series Active Hybrid
  • Số lượng: 20 chiếc
  • Mức khí thải CO2: 149g/km
  • Sử dụng: Vận chuyển các phương tiện, đưa đón
[IMG]

BMW X3 xDrive 20d
  • Số lượng: 20 chiếc
  • Mức khí thải CO2: 147g/km
  • Sử dụng: Chuyên kéo thuyền, hỗ trợ rước đuốc
[IMG]

BMW X5 xDrive 30d
  • Số lượng: 10 chiếc
  • Mức khí thải CO2: 195g/km
  • Sử dụng: Kéo xe cứu thương trong môn đua ngựa
[IMG]

BMW R1200 RT (Mô tô)
  • Số lượng: 25 chiếc, bao gồm cả F650GS, R1200GS và R1200RT
  • Sử dụng: Hỗ trợ cho những môn thi trên đường, bao gồm cả đua xe đạp
[IMG]

BMW Streetcruiser (Xe đạp)
  • Số lượng: 400 chiếc
  • Sử dụng: Dùng cho các huấn luyện viên, cán bộ trong môn chèo thuyền
[IMG]

Nguồn: Carscoop