Saturday, May 30, 2015

16 BÀI HỌC XƯƠNG MÁU DÙ GIỎI ĐẾN ĐÂU CŨNG CẦN GHI NHỚ KHI MỚI CHỈ LÀ “NHÂN VIÊN QUÈN"

Bài học số 01 Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống đau khổ mà ngẩn ngơ mà đau xót ngậm ngùi vì mình hại chết vợ mình. Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn. Ảnh: ST 

Bài học số 02 Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà. Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cẩn thận và cảnh giác. 

Bài học số 03 Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi. Bài học rút ra: đừng ghen anh tức ở quá với những miếng mồi ngon của kẻ khác. Ghen tức vì người ta có miếng mồi ngon nhưng cũng phải biết nó phù hợp với mình không để mà bõ công chứ. Nếu không cũng sôi hỏng bỏng không cả thôi. 

Bài học số 04 Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa. Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp. Không phải làm sếp là sung sướng đâu. Có thể đó cũng là cái bẫy để hãm hại chính bạn. 

Bài học số 05 Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi người một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn giàu sang phú quý và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa. Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước. Đừng có mơ bạn vượt mặt nhé.    Ảnh: ST 

Bài học số 06 Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Ðại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt. Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao. Nếu không sớm muộn gì bạn cũng chỉ là miếng mồi ngon cho kẻ khác thôi 

Bài học số 07 Một con gà tây trò chuyện với một con bò: “Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài. “Được rồi, tại sao bạn không nếm tý “chất thải” của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời . Gà tây mổ ăn chất thải của con bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm chút nữa, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất. Bài học xương máu: sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng đừng tưởng bở, sớm hay muộn bạn cũng bị hạ gục thôi.  

Bài học số 08 Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, người nông dân không để ý đã lấp bùn đất bẩn thỉu lên người chú chim nhỏ bé. Con chim nằm giữa đống bùn nhận ra rằng nó đang ấm dần. Ðống bùn bẩn đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống bùn bẩn, nó liền kéo con chim ra ăn thịt. Bài học xương máu: 1. không phải thằng nào hết bùn đất bẩn vào người mình cũng là kẻ thù của mình 2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống bùn đất bẩn cũng là bạn mình 3. và khi đang ngập ngụa trong đống bùn đất bẩn thì tốt nhất là ngậm cái mồm lại. 

Bài học số 09   Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.” Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn. 

Bài học số 10 Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra . Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà. – Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em? – Vợ: ông Bob hàng xóm. – Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không? Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin với nhân viên  của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày” với những người ngoài    Ảnh: ST 

Bài học số 11 Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu! 

Bài học số 12 Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai, bạn kiếm được bao nhiêu tiền. 

Bài học số 13 Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt. Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề. Đừngbao giờ nghĩ ngắn quá mà học cách nhìn xa trông rộng trong từng tình huống 

Bài học số 14 Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?” Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?” Kết luận: Một nhà quản trị kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây. 

Bài học số 15 Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa. Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng nhất khiến họ không bao giờ quên. 

Bài học số 16 Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác! Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

Saturday, May 23, 2015

15 mẹo làm bếp chưa ai nói bạn biết

Cho dù bạn là một người thường xuyên vào bếp, hay thi thoảng mới làm thử một món ăn, thì những mẹo sau đây có thể giúp cho việc nấu nướng của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Cùng xem thử nhé!

1. “Bào” bơ lạnh sẽ giúp bạn dễ nghiền hơn



Bơ để trong tủ lạnh thường cứng lại và việc nghiền rất khó. Nếu đợi bơ mềm hơn và tự tan chảy thì sẽ rất mất thời gian. Vậy thì hãy thử “bào” bơ như hình để có thể dễ dàng phết bơ lên bánh mì, hoặc trộn với các nguyên liệu khác khi nấu nướng.

2. Cách lấy mảnh vỏ trứng còn sót lại trong lòng trắng



Khi đập trứng ra chén, sẽ có những mảnh vỏ trứng nhỏ li ti còn vương lại trong hỗn hợp lòng đỏ - lòng trắng. Thay vì cố tách chúng ra bằng muỗng, nĩa, hoặc bằng tay, bạn có thể “tận dụng” mép của một nửa vỏ trứng để gạt ra khá dễ dàng. 

3. Gọt cam kiểu mới



Mẹo này hữu ích cho những ai không thể tách vỏ cam bằng tay. Chỉ cần rạch một đường khéo léo lên bề mặt quả cam, bạn có thể tách vỏ cam dễ dàng mà không bị chảy nước. Các múi cam vẫn đều đặn và khô ráo (như hình).

4. Cách giữ lại nước sốt còn thừa



Nếu bạn là một người ghét lãng phí thức ăn, đây là cách hay giúp giữ lại nước sốt để dùng vào hôm sau mà không bị hư. Cho nước sốt vào khay đá và đông lạnh. Khi cần, bạn chỉ việc lấy “viên nước sốt đông đá” ra và làm nóng lại trên chảo.

5. Lột tỏi thông minh



Chỉ với 3 bước: đập, lắc và tách, bạn đã có thể lột tỏi dễ dàng mà không bị ám mùi lên tay. Chọn một cái dĩa, đập nhẹ lên tỏi để vỏ tách ra (như hình), sau đó cho phần tỏi đó vào một hộp nhựa và lắc mạnh, cuối cùng là lấy vỏ ra. Mình thấy cách này như cách lột vỏ đậu phộng rang mà người Việt Nam hay làm 

6. Mẹo khi hâm lại mì Ý 



Mì Ý khi hâm nóng thường phải đảo qua lại, khá tốn công và mất thời gian. Bạn chỉ cần tạo một lỗ tròn nhỏ ở dĩa mì Ý (như hình) rồi bỏ vào lò vi sóng, mì sẽ chín đều và ngon hơn.

7. Để kem mềm và ngon hơn



Khi để kem quá lâu trong tủ lạnh, muỗng múc kem có thể bị…cong vì kem đông đặc và cứng. Muốn kem mềm hơn, bạn cho hũ kem vào một túi nhựa như hình, kem sẽ mềm, ngon và dễ ăn hơn. Lưu ý khi cho hộp kem vào túi nhựa, bạn cần đẩy hết không khí trong túi ra ngoài, để túi càng xẹp càng tốt nhé.

8. Lót một lớp khăn ướt dưới thớt khi xắt thức ăn



Khi bạn dùng thớt để thái, chặt, băm, cắt đồ ăn, muốn thớt không trơn, trượt hoặc dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, hãy lót dưới thớt một tấm khăn ướt như hình. Cách này sẽ cố định thớt để bạn an tâm hơn khi dùng dao. 

9. Tự làm li “take away”



Khi đang di chuyển, cầm một chiếc li uống nước có thể khiến nước trào ngoài nếu không cẩn thận. Bạn hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc lên miệng li. Và chẳng còn gì để phải lo lắng nữa.

10. Cắt dưa hấu gọn, sạch



Giữ nguyên vỏ dưa dấu (như hình), xắt dưa hấu theo ý thích của bạn sau đó úp ngược để các miếng dưa tách ra khỏi vỏ. 

11. Làm "kem cây sữa chua"



Cắm que trực tiếp vào hũ sữa chua như hình, sau đó cho vào tủ đông lạnh. Khi sữa chua đã cứng, dùng dao rọc xung quanh để tách “cây kem” ra khỏi vỏ hộp. Vậy là bạn đã có một cây kem sữa chua ngon lành rồi đó.

12. Tách hạt nho dễ dàng



Đặt quả nho lên miệng một cái chai (nho phải lớn hơn miệng chai để không bị rơi xuống), sau đó bạn dùng một chiếc đũa chọt vào chính giữa quả nho, hạt nho sẽ rơi vào trong chai. Nho vẫn nguyên vẹn và bạn không mất công dọn dẹp.

13. Dùng chỉ nha khoa (không mùi) để cắt bánh



Với những loại bánh mềm, dùng dao sẽ không cắt được bánh, vì bánh sẽ bị móp méo rất xấu. Chỉ nha khoa sẽ phát huy tác dụng vào lúc này. Dùng chỉ nha khoa cắt bánh như trong hình. Bạn có thể áp dụng với bơ, phô mai hoặc các loại thức ăn mềm khác.

14. Lăn chanh trước khi vắt hoặc cắt



Thao tác này sẽ giúp bạn cắt hoặc vắt chanh dễ dàng hơn, cho nhiều nước hơn. Bạn cũng có thể áp dụng cách này với cam, bưởi…

15. Gọt vỏ gừng bằng muỗng



Vỏ gừng sần sùi nên thao tác bằng dao sẽ khá khó. Vậy bạn thử dùng muỗng xem sao. Các cạnh của muỗng có thể len vào bên trong các đường nứt nhỏ, sần sùi của gừng, và bạn “gọt” khá dễ dàng.

Sunday, May 3, 2015

Những kỹ năng sinh tồn nhất thiết phải dạy con

Những kỹ năng sinh tồn nhất thiết phải dạy con

Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn.
1. Làm gì khi bị lạc?
- Dặn trẻ dừng ngay tại điểm mình bị lạc.
Lúc mình được 4 tuổi, bố hay dẫn mình đi ăn quà vặt, đi chơi vào mỗi sáng chủ nhật. Có lần, mình bị lạc ngay ở đoạn trước cổng chợ.
Người qua lại đông kinh khủng, mình hoàn toàn mất phương hướng vì mình bé tẹo, lọt thỏm giữa rừng người, nhưng mình nhớ lời ông dặn là khi bị lạc thì luôn đứng yên ở chỗ bị lạc, không được tự ý đi lang thang. Mình đang mếu máo thì ông quay ngược lại và tìm thấy mình. Điều này, mình đã nhắc lại với các con.
- Nếu tìm sự giúp đỡ thì đối tượng có thể tin tưởng là những người mặc đồng phục như cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên của địa điểm mình đang bị lạc (như siêu thị, khu vui chơi...).
dạy con, bảo vệ, sinh tồn, kỹ năng

Một lần, nhà mình chờ chuyển tiếp ở một sân bay, thời quan quá lâu nên việc để mắt liên tục đến chúng trở nên rất mệt mỏi, loáng một cái con biến mất khỏi tầm mắt. Hắn đã biết túm lấy một cô mặc đồng phục, nhân viên trong sân bay để được họ lên loa thông báo cho bố mẹ tới nhận.
- Mẹo vặt giúp con gây tiếng ồn khi bị lạc (trường hợp trẻ không có điện thoại).
Khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi quá rộng, người đông, khó tìm được nhau, giống như Disney Land chẳng hạn, bố mẹ nên bỏ vào túi con một chiếc còi đồ chơi để chúng có thể thổi khi lạc bố mẹ hoặc rơi vào tình huống bị làm cho sợ hãi.
2. Dạy chúng cách xem bản đồ.
3. Dạy chúng bơi.
4. Dạy chúng cách sơ cứu như rửa vết thương, khử trùng vết thương, dán băng y tế đơn giản...
5. Ở nhà một mình.
6. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn.
Ở tủ lạnh, mình luôn treo một list số điện thoại quan trọng như xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát... Dạy trẻ cách gọi điện tới số gọi cấp cứu khi cần, nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.
7. Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót.
Không phải đi đâu xa, thiết thực nhất là ngay tại trong nhà, nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói lúc chỉ có một mình.
Trước đây có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn.
Trẻ em ở phố hầu hết ít để ý tới điều này. Thậm chí, tụi trẻ như con mình, sinh ra ở Thụy Sĩ, từ bé tới giờ chỉ uống nước chai Evian, còn không có thói quen uống nước ở vòi hay đun nước máy sôi lên để uống.
Vì thế, rất thường xuyên mình phải nhắc chúng đừng quên là nếu có lúc nào nhà hết nước chai. Các con phải biết là nước vòi dùng được hoặc tìm kiếm ở những nguồn khác trong trường hợp đặc biệt, như mở ấm nước điện vẫn đang còn nước, dùng đá trong tủ lạnh làm tan chảy, để ý các loại đồ ăn khô có thể ăn được có trong các hộc tủ, đồ ăn sống trong tủ lạnh...
Dạy chúng xác định thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc, không còn có thể ăn được (trong sinh hoạt hàng ngày).
Nếu ai sống ở môi trường có đất đai, gần thiên nhiên thì dạy con cách nhận diện, xác định nguồn thực phẩm từ cây quả, thảo dược.
8. Dạy chúng về các thao tác thoát hiểm như khi có hỏa hoạn, có động đất, trong trường hợp nguy cập nhất, phải lánh nạn thì cố gắng nhặt theo thứ cần kíp nhất, như điện thoại, chai nước (đồ ăn, đèn pin, nếu có thể), vật dụng nào gây tiếng ồn như còi (đồ chơi bình thường bố mẹ vẫn rất ghét ý lại rất có ích trong nhiều trường hợp đấy nhé).
9. Dạy chúng cách đi đường một mình an toàn
Tụi trẻ nhà mình bắt đầu tự đi học bằng các phương tiện công cộng hoặc tự đi lại trong thành phố bằng taxi từ lớp 3.
Vì thế, dặn chúng nhận diện phương tiện như biển số xe, tên công ty xe, những tòa nhà hay biển hiệu quan trong trên con đường lạ chúng đi qua là rất cần thiết, ngoài ra, chúng cần mang theo điện thoại và đảm bảo là không được chơi games đến vạch pin cuối cùng.
Khi về Việt Nam, mình dặn chúng ở trường hợp bị lạc mà không có điện thoại trên người, không vội vàng túm lấy người lạ để xin giúp đỡ, nên bình tĩnh quan sát và đi vào một nhà hàng, cửa hiệu nào nhìn đàng hoàng, có vẻ tin cậy được nhất, ngồi đó và gọi nhờ điện thoại ở lễ tân cho người nhà.
Đối với trẻ nhỏ tuổi như chúng, dạy tự vệ không quan trọng bằng việc phòng tránh mối nguy hiểm, vì chúng quá nhỏ, nếu gặp kẻ gian là người lớn thì chúng khó mà chống cự được, vì vậy cần :
- Dặn con cố gắng tránh đi vào toilet ở nơi công cộng một mình, nếu có bạn đi cùng thì cũng không la cà lâu ở bên trong. Nếu có anh, chị, em thì luôn đi với nhau, trông chừng nhau ở những nơi thế này.
- Dạy trẻ không nhận bất cứ món đồ ăn nào từ người lạ, không nói chuyện. Ở trường, ngoài giáo viên ra, con không được tiếp nhận và tin vào bất cứ một thông tin gì khác lạ so với thường ngày mà không tự miệng bố mẹ dặn dò.
- Trường hợp bỗng bị kẻ nào lôi đi mà không thể bỏ chạy được vì bị túm giữ thì kháng cự bằng cách đu chặt lấy chân kẻ gian, cố gắng nằm xoài ra đất, dùng sức nặng của cơ thể mình víu xuống và kêu gào hết sức có thể, để cản trở việc kẻ gian di chuyển (như lôi vào xe).
10. Nếu có điều kiện thì tiếp đến, mới dạy chúng những kỹ năng khác, ít khẩn cấp hơn như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một cách đơn giản.
Con cần biết mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để ngủ mà không bị muỗi...
Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết đấy.
Một ví dụ nhỏ thế này. Mình nhớ đã từng xem phóng sự về một vụ trẻ con bị bắt cóc ở một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa trẻ.
Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho những công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn cha mẹ đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích.
(Theo Sức Khỏe Đời Sống)

Saturday, May 2, 2015

Tự làm lọ thủy tinh phát sáng lung linh

Trung thu sắp đến, bạn có muốn sở hữu một chiếc lồng đèn thật độc đáo, mới lạ mà không hề tốn kém? Bằng những dụng cụ có sẵn, bạn có thể làm thành chiếc lọ thủy tinh tự phát sáng, có thể cầm đi chơi hoặc trang trí tại nhà.



Cùng thử nhé!

Chuẩn bị:

- Hũ thủy tinh.

- Bột sơn dạ quang (2 màu tùy thích). Bạn có thể mua tại các cửa hàng chuyên bán sơn, tại các cửa hàng bán dụng cụ vẽ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (bên hông ĐH Kiến Trúc TP.HCM) hoặc trên các shop bán đồ handmade online. 10g bột sơn dạ quang có giá dao động từ 20k - 40k tùy loại (với lọ thủy tinh tự phát sáng, bạn chỉ cần 2g bột sơn dạ quang cho 1 màu, là đủ).

- Cọ, nước.

Bước 1: Đầu tiên, rửa sạch lọ định sơn rồi phơi cho thật khô.





Bước 2:
 Trộn thật kĩ hỗn hợp bột sơn dạ quang với một chút nước. Lưu ý là chỉ một chút nước để hỗn hợp có độ quánh, nhiều nước quá thì bột sẽ bị loãng, khó phát sáng. Bạn có thể sử dụng nhiều màu để chiếc lọ phát ra nhiều ánh sáng khác nhau.





Bước 3
: Dùng bút lông nhúng vào hỗn hợp trên rồi bắt đầu chấm lên lọ


Nên tạo nhiều chấm và khoảng cách không quá thưa


Bước 4:
 Chiếc lọ sau khi đã được chấm.




Bước 5:
 Hong khô lọ để hỗn hợp bột bám dính thêm cho chắc. Có thể phơi nắng hoặc hong khô dưới bóng đèn tròn.




Và đây là kết quả nhận được:

Chiếc lọ tỏa sáng trong đêm, như những chú đom đóm đang bay trong lọ vậy.